TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng

Go down

Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng Empty Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng

Bài gửi  nguoihoaico Fri Dec 04, 2009 10:12 pm

Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng, do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia.
Cho đến đầu thế kỷ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.
Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này.
Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa đã viết: “Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lại các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hòa bình và tự do, và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng”.
Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: “Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe dọa hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia”.
“Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe dọa hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp”.
Theo những tài liệu hiện có thì triều đình Việt Nam quan tâm chỉ đạo vấn đề biên giới - lãnh thổ từ khoảng thế kỷ thứ 10 sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 và ngày càng củng cố nền độc lập tự chủ đó.
Theo Tống sử, Tông Cảo, sứ giả nhà Tống, được phái sang nước ta năm 990 sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 đã báo cáo rằng khi họ đến “hải giới Giao Chỉ” thì Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành) đã phái 9 chiến thuyền và 300 quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định. Trong cuốn Lĩnh ngoại đại đáp (1178), Chu Khứ Phi, một viên quan nhà Tống ở Quảng Đông, Quảng Tây, đã viết rằng: dòng nước Thiên Phân Dao là định giới giữa “biển Giao Chỉ” và biển Quỳnh - Liêm (tức vùng biển Quỳnh Châu, Liêm Châu của Trung Quốc).
Như vậy là ngay từ thế kỷ thứ 10 và 12 , sứ thần Trung Quốc và quan lại Trung Quốc đã biết đâu là vùng biển Giao Chỉ (tức Việt Nam), đâu là vùng biển Trung Quốc.
Trong thế kỷ 11 đã diễn ra một số cuộc đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để đòi lại những vùng đất mà Trung Quốc còn chiếm, sau khi phải rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1076-1077, cuộc chiến tranh đã xuất hiện 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt mà hai câu đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời).
Trong các cuộc đàm phán đó có cuộc đàm phán về biên giới năm 1078 do Đào Tòng Nguyên dẫn đầu và cuộc đàm phán năm 1084 do Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh dẫn đầu. Trong thư gửi cho vua nhà Tống đòi đất, vua Lý Nhân Tông viết: “Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót, luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng.”
Ngoài việc dùng quân sự đánh úp, giải phóng Châu Quang Lang, ngay sau khi đại quân Tống rút lui, đấu tranh kiên trì của triều đình kết hợp với đấu tranh của nhân dân: bắn lén, bỏ thuốc độc cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, khiến cho, theo Tống sử, đội quân đồn trú của nhà Tống mỗi năm tổn thất 70%-80%, và năm 1079 mặc dầu đã đổi tên Châu Quảng Nguyên thành Thuận Châu vẫn đành coi là vùng “Đất độc” và trả lại cho ta và năm 1084 trả lại cho ta vùng Bảo Lạc, Túc Tang.
Khi đi đàm phán biên giới, sứ thần ta đã tặng cho nhà Tống 5 thớt voi khiến cho, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, người Tống có thơ rằng: “Nhân tham Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên kim” nghĩa là: vì tham voi của Giao Chỉ mà bỏ mất vàng của Quảng Nguyên (họ đã đánh giá sai nguyên nhân dẫn đến việc trả lại đất).
Trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí viết năm 1821, Phan Huy Chú nhận xét là trong đàm phán về biên giới đời Lý có hai mặt mạnh: một là có “oai thắng trận”, hai là “sứ thần bàn bạc, lời lẽ thung dung, khôn khéo”.
Nhà Trần đã bố trí các trọng thần phụ trách các hướng biên giới: Tướng quốc Thái sư Trần Thủ Độ phụ trách hướng Lạng Sơn, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật phụ trách hướng Hà Giang, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư phụ trách hướng Đông Bắc (người thay Nhân Huệ Vương là con Hưng Đạo Đại Vương, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng).
Thế kỷ 15, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách núi đá ở Hòa Bình để nhắc con cháu:
“Biên phòng hảo vị trù phương lược
Xã tắc ưng tư kế cửu an”
(Tạm dịch: việc biên phòng cần có phương lược phòng thủ; đất nước phải lo kế lâu dài).
Năm 1473, vua Lê Thánh Tông chỉ thị cho những người đi giải quyết vấn đề biên giới với nhà Minh: “Chớ để họ lấn dần, nếu các ngươi dám lấy một thước núi, một tấc sông tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di”.
Năm 1466, khi quân Minh cướp bóc vùng Thông Nông, Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng, một mặt nhà vua phản kháng đòi nhà Minh phải bồi thường, mặt khác ra lệnh đày 2 người chỉ huy ở Cao Bằng đi xa về tội phòng giữ biên giới không cẩn mật và ra sắc dụ cho các tỉnh biên giới: “Người bầy tôi giữ đất đai của triều đình, chức phận là phải bảo toàn cảnh thổ, yên uỷ nhân dân, bẻ gẫy những mũi nhọn tiến công, chống lại những kẻ khinh rẻ nước mình”
Luật Hồng Đức công bố năm 1483 có điều khoản 74, 88 về bảo vệ đất đai ở biên giới như sau: “Những người bán ruộng đất ở biên cương cho người nước ngoài thì bị tội chém”; quan phường xã biết mà không phát giác cũng bị tội; “Những người đẵn tre, chặt gỗ ở nơi quan ải thì bị xử tội đồ” (đồ là đày đi làm khổ sai).
Chính nhờ cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ, thông minh, khôn khéo của các thế hệ Việt Nam nối tiếp, mặc dầu trong tình hình so sánh lực lượng rất chênh lệch, phong kiến phương Bắc luôn luôn có ý đồ thôn tính, lấn chiếm nhưng biên cương phía Bắc nước ta vẫn hình thành rõ rệt và ổn định về cơ bản từ ngàn năm nay.
Tạp chí Géographer của Vụ tình báo và nghiên cứu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 29/10/1964 thừa nhận: “Sau hơn 10 thế kỷ bị đô hộ, năm 939 Bắc Kỳ phá vỡ ách đô hộ của Trung Quốc và thành lập vương quốc Đại Cồ Việt ... Nhà nước mới này đã bảo vệ được nền độc lập của mình ... Một đường biên giới gần giống như ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia” cách đây 10 thế kỷ.
Trong bài “Tổng Tụ long và đường biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ” năm 1924, Bonifacy, tư lệnh đạo quan binh Hà Giang đầu thế kỷ 20 viết: “Đường biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được xác định một cách hoàn hảo (parfaitement défini). Khi cần, người Việt Nam biết bảo vệ các quyền của họ, mặc dầu người Trung Quốc cho rằng không thể có đường biên giới giữa Việt Nam và Thiên Triều”.
Điều mà con cháu ngày nay vô cùng cảm kích, khâm phục, biết ơn là ông cha ta chẳng những chăm lo bảo vệ vững chắc biên cương đất liền mà còn rất quan tâm xác lập và bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển.
Tiếp theo hành động buộc sứ thần Trung Quốc phải thừa nhận “hải giới” Việt Nam cuối thế kỷ thứ 10, nhà Lý đã thành lập trang Vân Đồn để quản lý vùng biển Đông Bắc; nhà Trần nâng trang Vân Đồn thành trấn Vân Đồn trực thuộc triều đình; nhà Lê đặt tuần kiểm ở các cửa biển để quản lý biển, thu thuế các tàu thuyền nước ngoài. Do vậy chủ quyền Việt Nam trên các đảo vùng biển Đông Bắc được xác lập sớm.
Đến thế kỷ 19, khi Pháp và nhà Thanh đàm phán về vùng biển trong Vịnh Bắc bộ thì không có tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo ở vùng này, nhà Thanh phải thừa nhận tất cả các đảo ở phía Tây đường kinh tuyến Paris 105o43' Đông là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Năm 1171, 1172, vua Lý Anh Tông đích thân đi “tuần tra các hải đảo ngoài biển ở địa giới các phiên bang Nam, Bắc, tìm hiểu đường đi, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật”.
Ở phía Nam, các chúa Nguyễn sau khi xác lập chủ quyền Việt Nam đối với các đảo dọc bờ biển miền Trung và miền Nam: Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, đầu thế kỷ 18 đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên các đảo trong Vịnh Thái Lan. Khi đặt ách thống trị trên Nam Kỳ và Campuchia, các quan chức Pháp đã tiến hành khảo sát vùng biển giữa hai nước Việt Nam, Campuchia và đứng trước tình hình tất cả các đảo trên vùng biển này về mặt hành chính đều thuộc tỉnh Hà Tiên của Việt Nam.
Ngày 25-3-1873 chuẩn đô đốc thống đốc Nam Kỳ Krantz đã thừa nhận thực tế đó trong nghị định quy định đảo Phú Quốc và tất cả các đảo trên vùng biển giữa Nam Kỳ và Campuchia được tách khỏi tỉnh Hà Tiên, lập thành một quận trực thuộc Thống đốc Nam Kỳ.
Đối với các đảo xa bờ, theo chính sử Việt Nam và theo nhiều nhân chứng nước ngoài, từ thế kỷ 17, các chúa Nguyễn với danh nghĩa Nhà nước đã thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hàng năm ra khai thác và quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tiếp đó triều Nguyễn rất quan tâm đến việc củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo. Các hoàng đế Gia Long, Minh Mạng liên tiếp phái thủy quân ra Hoàng Sa - Trường Sa khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ, lập miếu, dựng bia. Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, trong 3 năm: 1833, 1835, 1836 vua Minh Mạng liên tiếp có chỉ thị về Hoàng Sa.
Không chỉ chăm lo khai thác hai quần đảo, nhà vua Việt Nam còn lo bảo đảm an toàn cho tàu thuyền Việt Nam và các nước qua lại vùng biển xung quanh hai quần đảo. Năm 1833 vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Nghĩa, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một mầu; không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm phái người tới đó trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nạn mắc cạn”.(1)
Trong một tài liệu viết năm 1768, Đô đốc Pháp D’Estaing, người nhận nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch tiến công vào Việt Nam đã viết rằng: “Việc đi lại giữa quần đảo đá Paracel (tức Hoàng Sa) và đất liền còn khó khăn hơn việc đi lại ngoài biển khơi. Thế mà các thuyền nhỏ của xứ này thường qua lại vùng quần đảo”. D’Estaing đánh giá các thủy thủ Việt Nam là “những người quen sông nước và là các thủy thủ giỏi”. Trong một tài liệu khác viết vào cuối năm 1758 đầu năm 1759, D’Estaing còn nói ở Huế có tới 400 khẩu pháo hầu hết là của Bồ Đào Nha thu lượm từ các xác tàu đắm ở Paracel.
Trong cuốn Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuất bản ở Paris năm 1996, giáo sư Monique Chemillier Gendreau, chủ tịch Hội luật gia Châu Âu đã viết: “Khi có Hiệp ước bảo hộ của Pháp năm 1884, Việt Nam đã nắm giữ không có cạnh tranh và trong khoảng gần hai thế kỷ, một quyền (un droit) đối với các quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa), theo đúng chế độ luật pháp của thời kỳ đó”.
Từ 1884, Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã tiếp tục thực hiện và củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo: tiến hành khảo sát khoa học, dựng bia chủ quyền, dựng đèn biển, lập trạm khí tượng, đài vô tuyến điện, đưa quân ra đồn trú, thành lập đơn vị hành chính trên quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên và sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Sau thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, nước Việt Nam giành lại được độc lập thống nhất hoàn toàn, vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ lãnh thổ toàn vẹn của tổ quốc mới lại hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của nhà nước Việt Nam.
Năm 1954, Bác Hồ nói ở đền Vua Hùng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và năm 1961, mặc dầu mới có một nửa nước được giải phóng, Bác Hồ đã nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Bác Hồ đã chỉ thị cho chúng ta phải nhận thức rõ tình hình mới, phải chăm lo bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sau này, tuân theo chỉ thị của Bác Hồ, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã khẳng định lãnh thổ Việt Nam “bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” và ‘Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”.
Trong bối cảnh địa lý và chính trị của nước ta sau năm 1975 , trước sự phát triển của luật pháp quốc tế về biển, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải giải quyết một loạt vấn đề biên giới - lãnh thổ với các nước láng giềng:
1. Giữa Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một đường biên giới có giá trị pháp lý quốc tế do các nhà nước có thẩm quyền ký kết, tạo ra cơ sở vững chắc để xây dựng một đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa ba dân tộc.
2. Việt Nam cần xác định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa với Indonesia, Thái Lan, Malaysia; vì theo các quy định mới của luật biển quốc tế thì vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của nước ta và các nước đó chồng lên nhau.
3. Việt Nam cần giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trên biển với Philippin, Malaysia vì hai nước này có yêu sách về chủ quyền đối với một phần hoặc đại bộ phận quần đảo Trường Sa.
4. Với Trung Quốc, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề sau:
- Đường biên giới trên đất liền;
- Đường biên giới trong Vịnh Bắc bộ;
- Các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và thềm lục địa trên Biển Đông: từ năm 1909 Trung Quốc bắt đầu có tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và từ những năm 1930 bắt đầu có hành động tranh chấp quần đảo Trường Sa.
- Vấn đề ranh giới vùng thông báo bay (FIR) ngoài khơi Trung bộ - Việt Nam, Trung Quốc đưa ra đề nghị lập FIR Sanya lấn vào phần phía Bắc FIR Hồ Chí Minh mà Hàng không dân dụng quốc tế giao cho Hong Kong tạm thời quản lý năm 1975 chủ yếu là họ muốn quản lý toàn bộ vùng trời trên quần đảo Hoàng Sa và lấn vào phần phía Đông FIR Hà Nội trên Vịnh Bắc Bộ.
Theo LÊ MINH NGHĨA Cố Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ CHXHCNVN
nguoihoaico
nguoihoaico
Tri Huyện
Tri Huyện

Tổng số bài gửi : 162
Points : 5725
Reputation : 3
Join date : 14/11/2009
Age : 38
Đến từ : LONG AN

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết