TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC

Go down

TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC Empty TÀI NĂNG VÀ ĐỨC ĐỘ CỦA VUA THÁI ĐỨC NGUYỄN NHẠC

Bài gửi  dtthanhnha Sat May 08, 2010 7:17 pm

Đây là một bài viết L viết từ năm 3. Bài viết có lẽ chưa cung cấp được nhiều cứ liệu lắm (hồi đó ham chơi, ít chịu đọc sách), nhưng cũng đã cố gắng nêu đc ý kiến cá nhân về một nv lịch sử có tầm quan trọng không nhỏ đối với lịch sử nước ta cuối thế kỷ XVIII, mà lại ít được nhắc đến, đó chính là Nguyễn Nhạc. Nay L xin đăng lại để mọi người cùng bàn luận thêm.
------------------------------------------------
Về tài năng và đức độ của vua Thái Đức triều Tây Sơn, đã có nhiều tài liệu về Tây Sơn bàn đến, nay người viết chỉ xin khái quát lại những ý chính. Nhìn chung chúng ta có thể thấy được tài năng và đức độ của vua Thái Đức qua một số sự kiện cụ thể như sau:
Sự kiện Tây Sơn dấy binh khởi nghĩa (1771):
Năm 1771, Nguyễn Nhạc cùng 2 em và một số người nữa dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn. Các sách ghi chép về sự kiện này như sau:
-Việt Nam sử học: Triều Tây Sơn; Các triều đại Việt Nam; Vua chúa Việt Nam qua các triều đại: Nguyễn Nhạc làm chức biện lại tuần Vân Đồn, đem của công đi đánh bạc bị thua hết, sợ bị quan trên trừng phạt nên trốn vào rừng núi dựng cờ khởi nghĩa.
-Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập): “Năm 1771, nhân bị tên Đốc trưng Đằng ức hiếp, Nguyễn Nhạc cùng hai em dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn”.
-Danh tướng Việt Nam, tập 3: có ghi về cả hai chuyện trên nhưng không cho việc đánh bạc là thực.
Tóm lại, đa số các tài liệu đều cho rằng việc Tây Sơn dấy binh là hành động bộc phát của Nguyễn Nhạc. Tuy nhiên, căn cứ vào những sự kiện khác và thành quả của phong trào Tây Sơn, thì phải coi sự kiện Tây Sơn dấy binh khởi nghĩa là một sự mưu tính kỹ càng và có chuẩn bị từ trước.
-Ngay từ khi còn theo học thầy giáo Hiến, ba anh em đã được nghe từ vị nho sĩ này những thông tin về mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền chúa Nguyễn, và còn được khuyến khích nên cố gắng khởi binh làm nên đại nghiệp: “Tây khởi, Bắc thu công”.
-Nguyễn Nhạc thường xuyên đi lại miền Tây Sơn thượng đạo, gặp gỡ nhiều thủ lĩnh các dân tộc Bana, Chăm; một mặt là để làm ăn buôn bán, mặt khác là để liên kết lực lượng chuẩn bị cho khởi nghĩa.
-Nguyễn Nhạc còn chuẩn bị rất kỹ càng cho cơ sở tinh thần trong dân chúng bằng các việc làm nhằm chứng tỏ việc Tây Sơn dấy binh là hợp với “ý trời”: lập kế bắt ngựa trời, táng thi hài song thân vào đất long mạch, tổ chức việc nhận ấn kiếm mà trời ban trước sự chứng kiến của nhiều người, …
Và chúng ta cũng có thể tự hỏi, liệu một phong trào nông dân nổ ra một cách bộc phát như những gì sử sách ghi chép lại, có thể thành công trong vòng 8 năm trời? Đó là điều mà những phong trào nông dân trước đây, dù kéo dài hơn thế, nhưng cũng không thể làm được.
Trong sự chuẩn bị đó, nổi lên vai trò to lớn của Nguyễn Nhạc, người anh cả trong ba anh em Tây Sơn. Ông là người thực hiện những mối liên kết khá vững chắc cho phong trào, chuẩn bị về cơ sở tinh thần, và sau đó, là người trực tiếp đứng ra dấy binh khởi nghĩa, là người lãnh đạo đầu tiên của phong trào nông dân Tây Sơn. Điều đó đòi hỏi ở Nguyễn Nhạc một khả năng nhận thức đúng đắn thời cuộc, thấy được chỗ yếu của chính quyền phong kiến để đề ra chủ trương đúng đắn, phù hợp: “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”, “tiêu diệt quyền thần Trương Phúc Loan”. Đó chính là những cơ sở đầu tiên và thật sự vững chắc cho sự thành công của phong trào nông dân Tây Sơn.
Sự kiện đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn (1773):
Sau khi dấy binh, phong trào phát triển nhanh chóng. Năm 1773, nghĩa quân tiến đánh phủ thành Quy Nhơn nhưng gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ có mưu kế của Nguyễn Nhạc, cuối cùng quân Tây Sơn cũng chiếm được thành:
Sách sử chép lại như sau: Nguyễn Nhạc đóng cũi giả, tự mình ngồi vào đó rồi cho người khiêng đến trước thành. Tướng giữ thành Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên thấy thế làm mừng, vội cho người khiêng vào. Đến đêm, Nguyễn Nhạc phá cũi ra mở cổng thành cho quân Tây Sơn vào chiếm. Thành Quy Nhơn thất thủ.
Nhận xét về việc làm này, các tác giả đều cho rằng Nguyễn Nhạc là người “táo bạo”, vừa có “mưu trí” vừa có “can đảm”. Tuy nhiên, cũng có sách so sánh mưu trí của Nguyễn Nhạc với mánh lới của kẻ đánh bạc như sách “Việt Nam sử học: Triều Tây Sơn”. Ở đây cần nói lại cho rõ, mưu trí và can đảm ấy, là của một người có kinh nghiệm, từng trải, và có học vấn. Nguyễn Nhạc là anh lớn trong gia đình cha mẹ mất sớm, đã từng lặn lội đi buôn bán, lại từng làm một chức quan nhỏ, vì thế kinh nghiệm từng trải rất nhiều. Ông từ nhỏ lại được thụ giáo thầy giáo Hiến, một nho sĩ có tài nên không thể nói là vô học. Chính điều đó đã đem lại cho Nguyễn Nhạc một trí tuệ mau lẹ, có thể nhìn thấu được tâm lý của những người xung quanh. Chính những yếu tố đó đã góp phần biến một người dân áo vải trở thành lãnh tụ đầu tiên của phong trào nông dân Tây Sơn.
Sự kiện Nguyễn Nhạc xin hàng và nhận chức quan của chúa Trịnh (1775):
Năm 1774, nhân khi chúa Nguyễn phải tập trung lực lượng ứng phó với Tây Sơn, Trịnh Sâm sai quân vượt sông Gianh đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vượt biển vào Gia Định. Năm 1775, quân Trịnh lại vượt đèo Hải Vân tiến đánh Tây Sơn. Lúc này quân Tây Sơn rơi vào tình trạng lưỡng đầu thọ địch, Bắc có quân Trịnh, Nam có quân Nguyễn. Nhưng Nguyễn Nhạc đã có một cách giải quyết vô cùng khôn khéo. “Quân Nguyễn Nhạc chống cự không nổi phải về đóng quân ở Bến Bản. Nguyễn Nhạc sai Phan Văn Tuế mang thư vàng lụa ra Phú Xuân nộp đất Quảng Nghĩa, Quy Nhơn và Phú Yên và xin đi đánh họ Nguyễn… chúa Trịnh Sâm cho Nguyễn Nhạc làm Tiên Phong tướng quân, Tây Sơn hiệu trưởng, lại sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem cờ, ấn, kiếm vào phong cho Nguyễn Nhạc”. Nhờ vậy, quân Tây Sơn thoát khỏi được tình thế nguy nan, bảo toàn được lực lượng, lại có thể bình ổn được mặt Bắc, tập trung tiêu diệt lực lượng của chúa Nguyễn ở miền Nam.
Qua sự kiện này, có thể thấy được Nguyễn Nhạc là một con người khôn ngoan và biết nhún nhường, nhẫn nhịn trong trường hợp cần thiết. Những đức tính đó chỉ thường thấy ở người sáng lập ra một triều đại. Và ở Nguyễn Nhạc, chúng ta có thể thấy ở ông một nhà lãnh đạo thực sự, có tầm nhìn xa trông rộng, làm cho phong trào Tây Sơn ngày càng lớn mạnh và đi đến thắng lợi.
Đối với Nguyễn Nhạc, chỉ tiếc rằng trong khi phong trào Tây Sơn chưa thực sự đạt đến đỉnh cao của nó, chưa tiêu diệt được những lực lượng phong kiến cát cứ trong nước, thì Nguyễn Nhạc đã sớm thỏa mãn với những chiến thắng của mình. Ông xưng đế (1778), định đô, trao cho Nguyễn Lữ chức tiết chế, Nguyễn Huệ chức Long Nhương tướng quân. Từ đó, vai trò của Nguyễn Nhạc mờ nhạt dần. Sự kiện Nguyễn Huệ tự ý đánh ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh cho chúng ta thấy vai trò của Nguyễn Huệ đã vượt ra tầm kiểm soát của Nguyễn Nhạc. Năm 1787, ông chia nước làm 3 miền giao cho hai em cùng cai quản, tự thu hẹp quyền lực của mình trong dải đất miền Trung nhỏ hẹp, lại ít quan tâm đến chính sự, khiến cho chính quyền của ông không có nhiều đóng góp trong lịch sử, thậm chí tồn tại như một lực lượng phong kiến cát cứ. Ở Nguyễn Nhạc, ta nhận ra được cái tài năng của một lãnh tụ nông dân, nhưng lại thiếu đi tài năng của một vị vua.
Tóm lại, Nguyễn Nhạc là người có đóng góp nhiều nhất cho phong trào nông dân Tây Sơn trong giai đoạn từ năm 1771 đến năm 1778. Trong những năm tiếp theo, khi phong trào nông dân Tây Sơn thực sự đạt đến đỉnh cao, thì ông chỉ còn là cái bóng của chính mình. Chính vì thế, ông ít được người ta nhớ đến như Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhưng nếu không có những năm tháng căn bản vững chắc mà Nguyễn Nhạc đã dày công tạo dựng, thì Nguyễn Huệ có thể có được sự nghiệp lẫy lừng như thế? Cho nên, đánh giá về Nguyễn Nhạc, cần phải có một cái nhìn toàn diện về phong trào nông dân Tây Sơn ngay từ khi nó mới chỉ nhen nhúm trong trứng nước. Và chúng ta sẽ không thể không dành cho Nguyễn Nhạc một vị trí vô cùng trang trọng trong những trang sử về triều Tây Sơn.
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5592
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết