TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam

3 posters

Go down

Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam Empty Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam

Bài gửi  lệ viên Thu May 12, 2011 4:11 pm

Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam.

Nguyễn Lệ Viên

Lịch sử Việt Nam không chỉ là lịch sử của việc chống ngoại xâm , có thể nói với dòng chảy liên tục của lịch sử, với sự phát triển không ngừng của xã hội thì xu hướng cải cách đã trở thành một trong những xu hướng chính trong lịch sử Việt Nam.

Những xu hướng đó mặc dù có thành công, có thất bại. Tuy nhiên ý nghĩa của nó thật không nhỏ trong sự phát triển của lịch sử dân tộc. Đánh giá điểm thành công nhất và hạn chế nhất thật sự không dễ dàng vì sự phức tạp của các cuộc cải cách đó. Với các giai đoạn lịch sử khác nhau, với bối cảnh và yêu cầu của từng thời kỳ không bao giờ lặp lại.

Tuy nhiên

Các cuộc cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam chủ yếu vẫn là cuộc cải cách hành chính. Yếu tố Nhà nước là yếu tố then chốt, yếu tố được quan tâm nhất trong các cuộc cải cách. Thử phân tích các cuộc cải cách chính trong lịch sử trung đại Việt Nam để xem lại vấn đề này:

- Cải cách họ Khúc: Cải cách họ Khúc bao gồm các chính sách của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo trong khoảng 905-917. Các chính sách của họ Khúc về cơ bản là hành chính với việc thành lập các giáp, mối quan hệ giữa triều đình trung ương và địa phương được tăng cường đáng kể. “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị” là cốt tủy của cải cách họ Khúc vào những năm đầu của nền độc lập dân tộc sau gần ngàn năm bị phương Bắc đô hộ.

- Cải cách Hồ Quý Ly vào những năm 1400-1407: Cải cách Hồ Quý Ly được thực hiện toàn diện tuy nhiên thực ra vẫn là cuộc cải cách thiên về mặt hành chính. Đó là sự cải tổ bộ máy Nhà nước mang tính chất bước ngoặc với việc thay thế quý tộc bằng quan lại được tuyển chọn thông qua con đường khoa cử. Như vậy từ một chế độ quân chủ quý tộc (thời Trần) đã chuyển thành chế độ quân chủ quan liêu. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của cải cách Hồ Quý Ly. Về mặt kinh tế thật ra các chính sách “hạn điền” và “hạn nô” là hai chính sách đáng chú ý nhất của cuộc cải cách cũng là để phục vụ cho nhiệm vụ cải cách chế độ hành chính. Tại sao? Bởi vì hai chính sách trên nhằm hướng đến mục đích làm suy yếu chế độ điền trang, các thế lực của quý tộc nhà Trần chứ thực chất không phải là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Như chính sách “hạn nô” không nhằm hướng đến việc giải phóng sức sản xuất của nông nô cho hoạt động nông nghiệp, khi mà nông nô thừa bị Nhà nước tịch thu khỏi tay quý tộc nhà Trần lại trở thành nông nô của Nhà nước…

- Cải cách Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV: vẫn tiếp tục củng cố chế độ quan lại, tập trung xây dựng chế độ quân chủ quan liêu. Phải nói là có sự chuyển biến về bộ máy hành chính với sự ra đời của Lục bộ, lục khoa và nhiều cơ quan khác. Các biện pháp khác như vẽ bản đồ, ban Luật Hồng Đức, đặt đạo Thừa Tiên… đã củng cố, hoàn thiện bộ máy hành chính Nhà nước lên một tầm cao mới. Về kinh tế thì thật sự không có chuyển biến đáng kể nào. Chế độ quân điền cho thấy mối quan tâm nhất của Nhà nước vẫn là nông nghiệp, mặt khác thương nghiệp bị hạn chế rất nhiều, nhất là ngoại thương.

- Cải cách Quang Trung: vào thế kỷ XVIII được xem là rất tiến bộ với những chính sách tích cực, tập trung cho kinh tế, văn hóa,…cũng là cuộc cải cách hiếm hoi không tập trung vào chính trị. Tuy nhiên đáng tiếc là thời gian thực hiện rất ngắn ngủi, bên cạnh đó đất nước vẫn chưa thống nhất nên kết quả không đáng kể.

- Cải cách Minh Mệnh vào thế kỷ XIX: được xem là cuộc cải cách lớn cuối cùng trong lịch sử trung đại Việt Nam. Cuộc cải cách này tập trung vào vấn đề hành chính với việc thống nhất bộ máy hành chính, bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, phân cả nước thành các tỉnh,… Xét về mặt kinh tế thì không có gì nổi trội cả.

Từ đó có thể xem thành công lớn nhất của xu hướng cải cách chính là về mặt Nhà nước đã dần dần hoàn thiện, ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Trong khi đó hạn chế lớn nhất là yếu tố kinh tế hết sức mờ nhạt trong xu hướng cải cách.

Tại sao?

Có thể lý giải như sau:
Một là, do điều kiện về lịch sử, tự nhiên của đất nước. Đất nước ta cũng như nhiều đất nước phương đông lấy Nông nghiệp làm nền tảng của nền kinh tế. Ruộng đất màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào… là những yếu tố thuận lợi cho Nông nghiệp phát triển. Nông nghiệp phát triển cùng với sự hình thành làng xã đã tạo ra lối sản xuất tự cung tự cấp trên nền tảng trồng trọt mà cụ thể là trồng lúa nước. Cùng với nền nông nghiệp lúa nước là các ngành thủ công khác cũng để phục vụ cho nhu cầu của người sản xuất. Thương nghiệp không phát triển được mặc dù có mua bán, trao đổi hàng hóa.

Hai là yếu tố Nhà nước luôn được xem trọng hàng đầu khi mà đất nước ta phải tổ chức các hoạt động thủy lợi và chiến đấu chống quân xâm lược. Đây là hai vấn đề cực kỳ quan trọng trong lịch sử dân tộc ta. Mà trong các hoạt động này thì Nhà nước với vai trò lãnh đạo của mình. Yếu tố Nhà nước, hành chính trở thành vấn đề quan tâm nhất của người lãnh đạo cũng như nhân dân. Vấn đề cải cách vì thế mà cũng bắt đầu và đặt nặng hành chính, tổ chức Nhà nước hơn.

Ba là hệ tư tưởng được sử dụng trong các cuộc cải cách là Nho giáo. Như chúng ta đã biết Nho giáo là học thuyết chi phối chính lực lượng lãnh đạo đất nước trong giai đoạn trung đại. Xét các học thuyết đương thời thì ngoài Nho giáo khó có học thuyết nào phù hợp cho việc xây dựng Nhà nước, quản lý xã hội tốt. Nói chính xác là Nho giáo là học thuyết chính trị phù hợp nhất cho xã hội Việt Nam. Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực thì học thuyết này cũng có những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế dễ nhìn thấy nhất là việc “trọng nông ức thương”, quan điểm kinh tế đó là bất di bất dịch.

Điều này đã ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

Rõ ràng sự hoàn thiện về bộ máy hành chính, một mặt là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội, cũng như tổ chức chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên không thể làm cho lịch sử dân tộc phát triển hơn, khi mà vấn đề kinh tế, vấn đề hết sức quan trọng đã không được chú trọng phát triển. Rõ ràng là không có sự đổi mới tư duy về kinh tế. Kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế “trọng nông ức thương” suốt gần ngàn năm dưới chế độ Phong kiến, mặc dù đã có nhiều cuộc cải cách được thực hiện.

Đó phải chăng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tiềm lực đất nước suy yếu vào giai đoạn TK XIX trước sự xâm nhập của phương Tây?

P/s: bài viết của tại hạ khi học chuyên đề các cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam. Mong ý kiến đánh giá, phê bình của các bạn. Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam 4164861904 Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam 4164861904
lệ viên
lệ viên
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 384
Points : 5834
Reputation : 4
Join date : 11/11/2009
Age : 35
Đến từ : Xứ Dừa

Về Đầu Trang Go down

Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam Empty Re: Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam

Bài gửi  bích cai hạ Tue May 17, 2011 9:56 am

mình nghĩ nên gọi " cải cách quang trung" là sự tái thiết, nên dùng từ tái thiết cho hợp hơn chữ cải cách. nhìn lại tất cả việc làm của vua quang trung mình dễ dàng nhận thấy một điều là về căn bản cũng để phục hồi sx, ổn định xã hội.như tiên hoàng,lê thái tổ vừa lên ngôi. nếu gọi là cải cách thì tại sao ta không gọi các chính sách khi mới lên ngôi của các vua triều đại trước là cải cách( riêng họ hồ lại khác, hồ quí ly nắm quyền từ trước, nên sự lên ngôi của ông chỉ là bước lộ diễn chính thức trên vũ đài chính trị, và bản chất các chính sách của ông cũng khác). có người lại nói gọi là cải cảnh quang trung vì lẽ ông đã ban hành nhiều chính sách mới. vậy nó mới ở điểm nào,(nếu ai cho là mới thì mình xin được chỉ bảo) ở chiếu cầu hiền, chiếu khuyến nông.... theo mình tất cả điều nhằm tái thiết đất nước. về căn bản chưa thoát khỏi sự khuôn mẫu từ trước chưa tạo ra được một chính sách có sự khác biệt rõ rệt để xứng với từ cải cách. riêng với vấn đề chữ nôm thì đó là mới mà không mới. mới vì lẽ lần đầu tiên một vị vua đã xem chữ nôm là một trong những nhiệm vụ tái thiết. không mới bởi lẽ chữ nôm đã được phát triển từ trước, và vào cuối thế kỉ 18 thực sự đã đạt đến đỉnh điểm của nó, nó thể hiện qua tác phẩm văn học lẫn sử học bằng quốc âm, và một vài tác phẩm nho gia cũng được chuyển thể sang quốc âm, nên chính sách dịch nôm của quang trung chỉ là thể hiện thực trạng nền văn tự lúc bấy giờ. và còn nhiều điều khi phân tích kỹ thì gọi từ tái thiết hợp hơn từ cải cách.
(" trọng nông ức thương" trong giáo lý nho gia thì sẽ bàn kĩ hơn vào dịp khác)
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5428
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam Empty Re: Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam

Bài gửi  dtthanhnha Fri May 27, 2011 9:06 pm

Để xem, để xem... bài viết của bạn Đăng có kích thêm được mấy vị đưa bài của mình lên không?
Còn bài của riêng Long thì hiện tại không còn lưu... viết tay có 1 bản à, rồi nộp mất. Chắc thầy Phước bán ve chai rồi.
Để Long ngâm cứu thêm đã, khi nào trình bày ý kiến sau!
dtthanhnha
dtthanhnha
Tri Phủ
Tri Phủ

Tổng số bài gửi : 275
Points : 5614
Reputation : 4
Join date : 12/11/2009
Age : 35
Đến từ : Nhà hát của những giấc mơ!

http://vn.360plus.yahoo.com/donghocat2471988

Về Đầu Trang Go down

Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam Empty Re: Thành công và hạn chế lớn nhất của xu hướng cải cách trong lịch sử trung đại Việt Nam

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết