TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta

Go down

Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta Empty Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta

Bài gửi  nguoihoaico Tue Dec 08, 2009 1:41 pm

Chúa Nguyễn và Vương triều nhà Nguyễn với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta
Nhà Nguyễn với cương vị là một vương triều, cai trị một nước Việt Nam thống nhất, từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược trong suốt 143 năm, lẽ tất nhiên cai quản tất cả các dân tộc thiểu số nước ta. Nhưng bản tham luận này đề cập công lao của chúa Nguyễn và vương triều nhà Nguyễn trong sự nghiệp mở mang bờ cõi đất nước về phía Nam, nên chỉ nói đến các chính sách của chúa Nguyễn và vua Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta mà thôi.
Giáo sư Đào Duy Anh, trong cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời”, có một nhận định rất hay. Theo GS, nước ta trong quá trình mở rộng về phía Nam, cứ mỗi lần như vậy, thì phần lãnh thổ được thêm vào bao giờ cũng bao gồm 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi. Sự mở rộng không làm suy yếu mà trái lại tăng cường sức mạnh và sự thống nhất của dân tộc.

Xét sự phân bố của các dân tộc thiểu số nước ta, ta dễ dàng nhận thấy từ Đèo Ngang trở vào, từ vùng Bắc Trường Sơn và Tây Nguyên là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc thiểu số. Mặt khác ta cũng thấy rằng có một số dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng, ven biển như người Chăm hoặc ở đồng bằng sông Cửu Long như người Khơme và người Hoa.

Lâu nay, không ít người, khi nói về công lao của chúa Nguyễn và Vua Nguyễn trong việc mở rộng bờ cõi đất nước, thường nghĩ rằng đó là phần đất miền Nam nước ta hiện nay. Trong khi đánh giá công lao cao của Chúa và Vua Nguyễn, ta cũng phải thấy rằng công cuộc Nam tiến bắt đầu từ rất sớm. Sử cũ chép rằng cương vực Đại Việt dưới triều Lê (1428 - 1527) đã bao gồm đạo Thuận Hoá.

Năm 1471, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, đưa biên giới nước ta tới núi Đá Bia trên đèo Cả (Phú Yên ngày nay).

Đời Nhà Trần, trong các trấn nước ta đã có ghi trấn lộ Thuận Hoá.

Đời Nhà Hồ, Hồ Quý Ly mở rộng đất nước ta đến miền Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay.

Đời Nhà Lý, Lý Thánh Tông (1054 - 1072) cương vực Đại Việt bao gồm 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (sau gọi là Quảng Bình, Quảng Trị).

Các Chúa Nguyễn trong công cuộc Nam tiến, không chỉ phát triển lãnh thổ về phía Nam, mà còn cả phía Tây và phía biển Đông trên các quần đảo.

Khi Nguyễn Hoàng (1558 -1612) vào Nam thì tiếp quản các thành tựu Nam tiến của lớp lớp ông cha đi trước trong các triều đại trước, từ Đèo Ngang trở vào, và tổ chức cai trị thêm từ đèo Cù Mông tới núi Đá Bia, lập phủ Phú Yên, hồi 1611.

Nguyễn Phước Lan (1653 - 1648) tổ chức cai trị và khai khẩn từ núi Đá Bia đến sông Phan Rang năm 1653.

Nguyễn Phước Tần (1648 - 1687) cho người Minh Hương đến khẩn hoang ở Mỹ Tho và Biên Hoà năm 1679.

Nguyễn Phước Chu (1691 - 1725), đặt phủ Bình Thuận năm 1698, đặt phủ Gia Định và 2 huyện Tân Bình và Phước Long.

Năm 1708 cho Mạc Cửu làm Tổng trấn Hà Tiên.

Nguyễn Phước Trúc (1725 - 1728) đặt chức Điều khiển để quản lý toàn miền Nam.

Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) hoàn chỉnh việc tổ chức các đơn vị hành chính toàn cõi miền Nam. Năm 1744 Đàng Trong chia ra 12 dinh và 1 trấn, từ Cựu dinh ái Tử - Quảng Trị đến trấn Hà Tiên.

Về công cuộc Nam tiến của dân tộc ta, bao gồm cả các đời Chúa và Vua Nguyễn, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ đã viết câu thơ nổi tiếng, thường được nhắc tới.

“Từ thuở mang gươm đi mở nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Tôi nghĩ câu thơ để nhớ điểm xuất phát của sự nghiệp Nam Tiến là đúng. Nhưng nói về hành động mở nước thì chưa hẳn thế. Đúng là sự nghiệp Nam tiến cần thanh gươm để bảo vệ người đi chinh phục và bảo vệ vùng đất mới đó. Nhưng sử dụng vũ lực bằng gươm thì ít mà chinh phục bằng biện pháp hoà bình là chủ yếu. Cho nên có thể tu chỉnh câu thơ nói trên như sau:

“Tay gươm, tay bút, vai cày
Ngàn năm mở nước nhớ ngày Thăng Long”

Nếu không có bút, thì cha ông ta đâu có kiến thức và trí tuệ để mở rộng bờ cõi, làm sao có được một Nguyễn Đình Chiểu mà Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đậm lòng yêu nước và lời thơ Lục Vân Tiên đầy tính nhân văn ngày nay vẫn còn rung động lòng người, làm sao có được một Phan Thanh Giản, người đỗ đại khoa đầu tiên của miền Nam, làm sao có được Ngũ Phụng tề phi lừng danh một thời ở đất Quảng.

Công cuộc Nam tiến của dân tộc ta đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu, mà ngày nay, trong quá trình phân bố lại lực lượng lao động trên phạm vi cả nước ta chưa học tập đầy đủ. Đó là trong sự nghiệp khai hoang, lập ấp ở vùng đất mới, cha ông ta trong một làng ở miền Bắc, khi cử một bộ phận vào Nam, để mở rộng lãnh thổ, thường cử một bộ phận của làng bao gồm một bộ phận của một số dòng họ, có người chức sắc nằm trong bộ phận cai quản làng, có ông đồ nho, có thầy địa lý, có ông lang, bà đỡ đẻ, có thợ mộc, thợ nề, có thầy cúng, thầy tướng số. Người ta chép bản sao các sắc phong của làng, thần tích thành hoàng làng mang theo với đầy đủ các công cụ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề thủ công. Vào vùng đất mới, khi định cư rồi, có khi lấy tên làng cũ để đặt tên làng mới. Việc tổ chức như vậy làm cho người ra đi và ở lại đều an tâm sinh sống và lập nghiệp. Trong bộ phận ra đi, bao giờ cũng có già, có trẻ, có nam có nữ để lập gia đình, sinh con đẻ cái trên vùng đất mới.

Trên vùng đất “Ô châu ác địa”, trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn đã mở rộng công cuộc khai phá quy mô lớn. Lực lượng tham gia trong công cuộc khai hoang, lập ấp này cố nhiên bao gồm người Việt từ phía Bắc di cư vào, với các thành phần khác nhau: quân nhân, dân tự do, tù tội. Cần phải nhấn mạnh rằng tham gia công cuộc khẩn hoang ấy còn nhiều dân tộc thiểu số, vốn sinh sống lâu đời tại đây, nổi bật là người Chăm, người Khơme. Người Hoa cũng có đóng góp công sức vào công cuộc khẩn hoang này.

Thuộc phạm vi quản lý của Chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn, các dân tộc thiểu số từ Đèo Ngang trở vào ta có thể kể:

a. Ở Bắc Trường Sơn có các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mônkhơme miền núi và nhóm ngôn ngữ Việt - Chứt.

b. Ở Bắc, Trung và Nam Tây Nguyên, có nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mônkhơme miền núi, và toàn bộ các dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam đảo miền núi.

c. Ở cực nam Trung Bộ là người Chăm.

d. Ở đồng bằng sông Cửu Long Nam Bộ là người Khơme, người Hoa.

Nói về chính sách dân tộc của chúa Nguyễn và Vua Nguyễn, trên đại thể ta thấy rằng, dưới thời Chúa Nguyễn chính sách dân tộc mới ở trạng thái manh nha, chưa với tay đến được vùng sâu, vùng xa.

Các Chúa Nguyễn dùng chính sách vỗ về, thu phục nhân tâm là chính, để quy tụ các dân tộc thiểu số vào vòng ảnh hưởng của mình. Chính sách dân tộc thực sự ra đời với Vương triều Nhà Nguyễn trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc, nổi bật dưới thời vua Minh Mạng.

Các dân tộc thiểu số miền Nam nước ta về số lượng chiếm phần lớn các dân tộc thiểu số cả nước, cư trú trên một địa bàn rộng lớn, rất phức tạp, nhưng có tầm quan trọng lớn lao về chính trị, kinh tế và quốc phòng, trải dọc biên giới với các nước láng giềng là Lào và Cămpuchia. Nổi bật là vị trí chiến lược của Tây Nguyên, mà nhiều người cho rằng nước nào làm chủ được Tây Nguyên thì có thể khống chế không chỉ Đông Dương mà còn cả Đông Nam Á.

Dưới thời Gia Long, vùng dân tộc thiểu số đã được tổ chức thành các tổng nguồn (tương đương cấp huyện), dưới có các đấu mục (tương đương xã trưởng), dưới đấu mục là các sách trưởng (tương đương thôn trưởng). Các chức danh này đều do người thiểu số nắm giữ. Tráng niên người thiểu số được ghi vào danh bộ.

Chính sách dân tộc thời Vua Nguyễn bao gồm 2 mặt chủ yếu.

a. Chính sách vỗ về, mềm mỏng, không có sự bóc lột nhân tài vật lực một cách nặng nề, nhằm thu phục nhân tâm, tranh thủ lôi kéo các tù trưởng, già làng, cho các tù trưởng giữ các chức vụ cũ, ban chức tước mới, ban cho quà tặng, áo mũ, tiền bạc. Chính sách đó gọi là chính sách nhu viễn.

Để thực hiện chính sách này, năm Minh Mạng thứ 13 (1832) Nhà Vua ra lệnh cho các bộ, viện lựa chọn những con em dưới 16 tuổi, cho học tập ngôn ngữ, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, học xong sẽ lựa chọn để sử dụng làm nhiệm vụ thông sứ, hướng dẫn sứ bộ phiên dịch các văn bản từ tiếng dân tộc thiểu số. Họ được triều đình xếp vào hàng bát phẩm, cửu phẩm.

Để thu phục nhân tâm, Gia Long đã ra lệnh miễn thuế cho dân thiểu số 1 năm, sau đó giảm xuống từ 1470 quan thời các chúa, xuống 1350 quan/năm.

Chính sách Nhu viễn, trong Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ nói rất rõ về thái độ của Nhà Nguyễn đối với các Vua Lửa (Hoả xá), và Vua Nước (Thuỷ xá) ở Tây Nguyên, xem lãnh địa các thổ tù lớn này là các quốc gia, và đối xử như thuộc quốc lấy ân đức để giáo hoá.

Tuy Nhà Nguyễn chưa đi đến một chính sách phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ và lâu dài đối với các dân tộc thiểu số, nhưng cũng đã có sự quan tâm bước đầu.

Thời Gia Long, Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Khắc Tuân được giao phó thực hiện một số chủ trương đối với miền núi như:

- Tổ chức các khu dinh điền và đồn điền, di dân các tỉnh miền xuôi lên khai hoang.

- Hướng dẫn đồng bào thiểu số sử dụng trâu bò để cày bừa.

- Khuyến khích trao đổi hàng hoá giữa người Kinh và người miền núi.

Các chính sách trên được duy trì đến năm 1863 và trấn Nam được đổi thành Sơn Phòng trấn gồm miền núi Trung Trung Bộ.

Trong Phủ man tạp lục, còn ghi một số chủ trương như sau:

- Hiểu rõ phong tục tập quán, ngôn ngữ các dân tộc.

- Cố gắng thực hiện công bằng và giữ lời hứa với dân.

- Cương quyết nhưng thận trọng, khoan dung và thương dân.

b. Chính sách cương, đàn áp các mầm mống ly khai và các cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số để giữ vững sự thống nhất quốc gia - dân tộc.

Ở Đàng Trong từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, có một số cuộc khởi nghĩa của một số dân tộc thiểu số như cuộc nổi dậy của người thiểu số Quảng Nam (1697), cuộc khởi nghĩa của người Chăm ở Trấn Biên, Gia Định (1746), năm 1770 cuộc khởi nghĩa của người thiểu số ở Quảng Ngãi.

Đại nam thực lục chính biên ghi năm 1819, tả quân Lê Văn Duyệt được Gia Long phái đến vùng thượng du các tỉnh Trung Trung Bộ để dẹp loạn, rồi phụ trách việc xây đắp luỹ sơn phòng từ Trà Bồng đến An Lão dài 90km.

Trong chính sách của Nhà Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số miền Nam, nổi bật ngoài việc đối với các dân tộc Tây Nguyên, còn thái độ đối với người Chăm, người Khơme và người Hoa nữa.

Đối với người Chăm: Cho đến thời Nguyễn, người Chăm đã lùi dần về vùng cực nam Trung Bộ, một số khác đã chuyển tới cư trú ở Châu Đốc, gần biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thời Gia Long, các dòng họ Vua Chăm vẫn được duy trì về mặt hình thức. Thời Minh Mạng vẫn giữ chính sách đó cho đến 1833, còn cho phép dựng miếu thờ Vua Chăm ở kinh đô và thành Bình Thuận, mỗi năm cúng tế 2 kỳ...

Ở một số nơi nhà vua tăng cường mật độ cư dân Việt, nhằm đẩy nhanh sự thống nhất quốc gia - dân tộc.

Ở Châu Đốc, theo đề nghị của Trương Minh Giảng, cho chiêu tập người Chăm khai khẩn đất hoang, lập đồn điền, ở biên giới, bảo vệ biên cương.

Đối với người Khơme: Đây là dân tộc đã góp phần quan trọng trong công cuộc khai phá đồng bằng sông Cửu Long, lại có quan hệ mật thiết với người Khơme ở Cămpuchia, có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ biên giới phía Tây Nam nước ta.

Đối với dân tộc Khơme, Gia Long đã áp dụng một số chính sách mang tính “tự trị”, cho phép người Khơme cai quản vùng Khơme, phong chức tước cho họ, duy trì các phong tục tập quán của dân tộc. Sang thời Minh Mạng, nhà vua cử các quan lại người Việt đến cai trị ở các địa phương, đặt các họ cho người Khơme để ghi vào sổ sách nhằm quản lý nhân đinh và điền thổ. ở vùng biên giới phía Tây, Minh Mạng cử những quan lại có năng lực như Trương Minh Giảng, Thoại Ngọc Hầu đến cai quản. Nhà vua cũng chủ trương tập hợp người Khơme khai khẩn các vùng đất hoang hoá ở Tây Nam lập nên phum sóc, và chiêu dụ người Khơme bên kia biên giới sang làm ăn. Vua cũng thực hiện chính sách cho các binh lính đồn trú người Khơme thay phiên nhau về nhà làm ruộng một năm 2 tháng.

Đối với người Hoa: Khác với chúa Trịnh ở miền Bắc, các chúa Nguyễn ở miền Nam đã thực hiện một chính sách khôn khéo, nhân hậu, khoan hoà để thu phục họ. Các chúa Nguyễn đã mạnh dạn giao quyền cai quản từng vùng đất cho các đoàn người Hoa di cư sang của Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu, tạo nên những vùng đất mới trù phú như ở Đông Phố (Gia Định), Mang Khảm (Hà Tiên), Hội An... Trong bước đầu lập nghiệp, của các chúa Nguyễn, người Hoa còn có công trong việc đúc tiền, góp phần phát triển nền tài chính Đàng Trong . Chính sách nhu viễn của Gia Long rất mềm dẻo, linh hoạt, đối với người Hoa, kẻ sĩ thì tôn hiền, nhà nông thì cho chan hoà rộng rãi giữa dân bản địa và dân nhập cư, giới công thì thực hiện chính sách thu hút thợ trăm nghề. Người Hoa khi đã nhập cư, theo từng loại hộ mà quy định mức thuế phải nộp. Chia ra làm 3 loại hộ: thực hộ, khách hộ và hộ biệt nạp.

Theo Đại Nam thực lục, thực hộ cư trú ổn định thì nộp thuế bằng bạc. Khách hộ chưa cư trú ổn định và lưu dân, chưa phải nộp thuế. Thuế hộ biệt nạp cho người doanh nghiệp, ngoài nộp bạc, còn thêm thuế hiện vật các sản phẩm khai thác được.

Thuế điền thổ cho các hộ có đất đai, phải nộp thuế bằng thóc lúa hoa màu.

Nhà nước cũng có chính sách cụ thể về thuế khoá. ở Hội An, những hàng hoá do người Hoa nhập khẩu như thuốc Bắc và sách chữ thì được giảm một nửa thuế. Người Hoa đến Việt Nam trong 3 năm đầu chỉ đóng thuế một nửa và người già cả trên 60 tuổi thì được miễn thuế.

Dưới thời Gia Long, triều đình cho phép người Hoa thành lập những Minh hương xã, theo chế độ Bang hội. Những người đứng đầu được tuyển lựa qua các kỳ thi và được nhà vua phê chuẩn. Sửa đổi luật Gia Long, Minh Mạng quy định người Hoa lấy vợ Việt sinh con ra được phép giữ tên gọi là Minh Hương. Người Minh Hương được phép thi cử làm quan, như người Việt.

Đối với người Hoa chịu khó làm ăn, tuân theo phép nước thì được đối xử khoan hồng, nhưng trái lại nếu có hành động chống đối thì cương quyết xử lý. Điển hình là trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi dười thời Minh Mạng có nhiều người Hoa tham gia. Năm 1833, Nhà Nguyễn bắt hơn 800 người Hoa vùng Gia Định. Minh Mạng xử lý nghiêm khắc, quản thúc hoặc lưu đày để trừ hậu hoạ.

Chính sách dân tộc của Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn như đã nói ở trên, gồm có 2 mặt: nhu và cương, như hai mặt của một đồng tiền - Mục tiêu của chính sách đó là để mở rộng lãnh thổ, tăng cường sức mạnh quốc gia, bảo vệ vững chắc vùng biên cương, gìn giữ sự thống nhất của quốc gia đa dân tộc, cương quyết đập tan mọi mầm mống và hành động ly khai, làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Chính sách đó tuy chưa chú ý đúng mức việc đề ra và thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, nhưng chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ. Xét đến cùng Nhà nước phong kiến có bóc lột nhân tài vật lực của các dân tộc thiểu số, đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy ở một số dân tộc thiểu số. Tuy nhiên ta phải thấy rằng sự bóc lột đó không phải quá nặng nề.

Khi đánh giá chính sách dân tộc của Nhà Nguyễn, ta không thể nhận thấy sự biểu hiện của tư tưởng sô vanh nước lớn, tư tưởng đại dân tộc, xem mình là văn minh, xem các dân tộc thiểu số, như trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đã ghi rõ là năm 1834, năm Minh Mạng thứ 15, nhà Vua xuống dụ: “Trẫm nghĩ nước đó ở một góc xa xôi, thắt nút dây mà cai trị, phong tục còn theo lối thượng cổ. Cho nên thánh nhân đã lấy văn minh mà giáo hoá man rợ, phải lấy nghĩa tình dẫn dắt họ, khiến họ ngày càng theo phong tục văn minh”.

Chính sách đồng hoá của phong kiến Nhà Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số thể hiện ở chỗ vua Minh Mạng ban các họ cho người Chăm, quy định y phục, sinh hoạt cho họ theo lối sống người Việt. Vua Minh Mạng cũng đặt các họ cho người Khơme để ghi sổ sách nhằm quản lý nhân đinh, điền thổ. Triều đình có chủ trương tăng cường mật độ cư dân người Việt ở các khu vực dân tộc thiểu số đẩy mạnh sự hoà hợp và thống nhất dân tộc.

Với người Hoa, triều đình cho thành lập các bang hội, với các cộng đồng theo nguồn gốc địa phương có quan hệ thân tộc từ Trung Quốc sang. Minh Mạng quy định người Hoa lấy vợ Việt sinh con ra được phép giữ tên gọi là Minh Hương. Người Minh Hương được phép thi cử làm quan như người Việt. Đối với những người Hoa gặp hoạn nạn, khó khăn trong đời sống thì sự trợ giúp của triều Nguyễn đối với họ cũng giống như đối với người Việt. Rõ ràng chính sách đó là để đẩy mạnh quá trình hoà hợp dân tộc.

Tư tưởng đại dân tộc dẫn đến chính sách đồng hoá các dân tộc, chính sách đồng hoá ở đây được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp hoà bình. Đây là sự đồng hoá về văn hoá (Ethnocide), về thực chất chính sách này cũng sẽ dẫn đến sự diệt chủng bằng thể xác (Génocide), nghĩa là khi văn hoá dân tộc mất đi, thì bản thân dân tộc cũng sẽ bị loại ra khỏi tiến trình lịch sử.

Trong khi không bỏ qua tư tưởng đại dân tộc trong chính sách dân tộc của triều Nguyễn, ta đồng thời cũng thấy rằng đó là do sự hạn chế của lịch sử và của thời đại. Hạn chế này trong thời cận hiện đại, dân tộc ta sẽ vượt qua với chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, và của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nguyên tắc căn bản: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau, cùng phát triển.

Trong quá trình Nam tiến, dân tộc ta đã lập nên bao sự tích anh hùng. Nhân dân ta tôn vinh lòng yêu nước của công chúa Huyền Trân đời Trần đã hy sinh hạnh phúc riêng của mình để mở rộng bờ cõi đất nước về phương Nam. Sự tôn vinh đó là hoàn toàn chính đáng. Thiết tưởng nhân dân ta cũng cần dành nén tâm hương để tôn vinh những công chúa hoàng hậu hay ái phi các vua láng giềng, đã tâu xin vua cho người Việt sang cư trú làm ăn ở các nước láng giềng đó như công chúa Ngọc Vạn khoảng 1620-22 kết hôn cùng vua Chân Lạp Chay Chetta II can thiệp cho người Việt vào khai phá vùng Bà Rịa - Biên Hoà, Gia Định và đi sâu vào đồng bằng Cửu Long.

Với sự hy sinh của Huyền Trân công chúa nước ta mới mở rộng thêm hai châu Ô, Lý, về sau gọi là châu Thuận và châu Hoá, tức Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay. Còn công lao của các chúa Nguyễn thì mở rộng phần lớn miền Nam nước ta, và cai quản cả xứ Đàng Trong, từ Đèo Ngang trở vào. Nếu không có công lao ấy, đất nước ta đâu có tiềm lực để phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay.

Trong lịch sử nước ta thời cận hiện đại, mỗi một thành tựu, mỗi một kỳ tích, dù là ở lĩnh vực nào, xét đến cùng đều mang dấu ấn khai sơn phá thạch của các chúa Nguyễn.

Hiện nay không ít người đã nói rằng: Thế kỷ XXI là thế kỷ của Thái Bình Dương. Vua Piôt đại đế trong lịch sử nước Nga nếu nói chỉ với một thành tích thôi, mở hải cảng Pêtecbua làm cho nước Nga thông thương ra được bên ngoài đã có thể trở thành vĩ nhân của dân tộc Nga. Còn ở ta, bờ biển miền Bắc cũng cho dân tộc ta thông thương ra đại dương nhưng thêm bờ biển phía Nam, thì đường ra đại dương của ta thông thoáng biết bao, từ Thái Bình Dương qua ấn Độ Dương, đến châu Phi và đi xa hơn nữa.

Còn trên đường bộ, với đường Chín sang Lào, với đường bộ từ Đà Nẵng sang các nước Đông Nam Á, lên miền Nam Trung Quốc, nếu đi lại con đường tơ lụa sang tận Địa Trung Hải rồi đến châu Âu và xa hơn nữa.

Lẽ nào tương lai rộng mở của quốc gia - dân tộc ta trong tiến trình hội nhập thế giới lại không có sự đóng góp một thời bằng trí tuệ và tài năng của chúa Nguyễn và vương triều Nhà Nguyễn?

GS. Phan Hữu Dật (Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)
PGS.TS Lâm Bá Nam (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội)
nguoihoaico
nguoihoaico
Tri Huyện
Tri Huyện

Tổng số bài gửi : 162
Points : 5753
Reputation : 3
Join date : 14/11/2009
Age : 38
Đến từ : LONG AN

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết