TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


SỨ THẦN GIANG VĂN MINH

Go down

SỨ THẦN GIANG VĂN MINH Empty SỨ THẦN GIANG VĂN MINH

Bài gửi  Admin Wed Nov 18, 2009 9:44 pm

Trong lịch sử bang giao Việt Nam - Trung Quốc thời phong kiến, có rất nhiều sứ thần Đại Việt tài ba được các vị vua phương Bắc nể phục. Tuy nhiên cũng có người cũng vì tài năng của mình mà bị chết oan. Giang Văn Minh là một sứ thần tài hoa nhưng bạc mệnh. Mình post bài viết này lên để mọi người cùng tham khảo về vị sứ thần này. Đây là bài viết mình hoàn thành hồi năm 2, mọi người xem rồi cho ý kiến nha. Embarassed
SỨ THẦN GIANG VĂN MINH
Dương Thế Thạnh
Trong triều đại phong kiến nước ta, việc thông thương với các nước lân bang được triều đình phong kiến rất chú trọng. Đặc biệt là người đi sứ, họ phải thể hiện được trí thông minh và tài ứng đối của mình, lịch sử Việt Nam có rất nhiều câu chuyện cảm động về các sứ thần. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ đăng loạt bài tìm hiểu về các sứ thần trong lịch sử Việt Nam. Dĩ nhiên với dung lượng của một bài báo tác giả không có tham vọng trình bày sâu về nhân vật, chúng tôi chỉ mong muốn chuyển tải thông tin để bạn đọc tham khảo. Sau đây là câu chuyện về sứ thần Giang Văn Minh.
Giang Văn Minh (1582 – 1639) ở làng Mông Phụ, Đường Lâm (nay là thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây). Ông đỗ Thám Hoa năm Mậu Thìn, đời vua Lê Thần Tông (1628), khoa thi này không có người đỗ Trạng Nguyên nên ông là người đỗ đầu. Năm 1630 ông được bổ nhiệm làm Binh khoa đô cấp tự trung, sau được thăng chức Thái bộc tự khanh (1631).
Năm Dương Hoà thứ 3 đời Lê Thần Tông (1637), ông được cử đi sứ Trung Quốc cùng với Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu mang cống phẩm sang tiến cống triều Minh. Lúc này, tình hình chiến sự giữa nhà Lê và nhà Mạc vẫn còn. Triều đình nhà Minh vẫn quan hệ với cả hai bên nên chần chừ không tiếp, ông đã phải nằm chờ ở đất Minh một năm trời, sau mới được tiếp cống.
Như ta đã biết, khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh, vua Lê không muốn chiến sự tiếp tục xảy ra nên ông đã chủ động làm tượng Liễu Thăng bằng vàng để tiến cống nhằm ổn định tình hình đất nước.
Đến thời vua Lê Thần Tông, tình hình kinh tế chính trị nước ta không còn cường thịnh như trước nên tiến cống tượng vàng Liễu Thăng là một gánh nặng cho nhân dân ta. Giang Văn Minh quyết tâm làm cho vua Minh phải bỏ tục lệ này.
Hôm đó là ngày khánh giỗ nhà vua, sứ giả các nước đều đã đến đông đủ cả nhưng riêng sứ thần nước Nam thì không thấy. Vua Minh lúc này là Minh Tư Tông (Chu Do Kiểm, tức vua Sùng Trinh) rất tức giận, lập tức sai người sang đòi ông qua để hỏi nguyên do. Khi quân lính đến nơi, họ thấy ông đang ôm mặt khóc và miễn cưỡng đi theo bọn họ đến yết kiến nhà vua. Vua Minh có ý trách ông vô lễ, Giang Văn Minh quỳ xuống mà tâu rằng:
- Thần thấy xót xa trong dạ. Vì vậy mà không thể nào tham dự được cuộc vui. Nói xong, ông lại khóc ầm lên. Vua Minh bỗng bật cười. Ông lại nói tiếp: Chúng tôi tự biết việc dự lễ khánh thọ là hệ trọng, vắng mặt thật là điều trọng tội, kính xin thánh hoàng lượng thứ cho. Nguyên do chỉ vì hôm nay lại đúng vào ngày giỗ tổ của thần. Thần được nhận trọng trách đi sứ xa quê hương lâu ngày, gia đình ở quê thì neo đơn, đến ngày giỗ tổ mà không thắp được cây hương tưởng niệm.
- Tưởng làm sao chứ như thế thì việc gì phải khóc – vua Minh nói. Cũng đáng khen cho nhà ngươi biết giữ hiếu kính với tổ tiên. Nhưng nếu là giỗ cha, giỗ mẹ thì còn có thể được, chứ ông tổ xa xôi như vậy thì có gì đáng phải băn khoăn cho lắm. Người khuất, chuyện xa đã đến mấy đời, thì cũng có thể “miễn nghị”.
Chỉ chờ có thế, ông liền tâu:
- Muôn tâu, lời dạy của thánh hoàng thật là quý báu. Chính thần cũng đã nghĩ như vậy, mà vẫn không an tâm, vì thần vẫn thấy trong đời, lắm chuyện xa xôi mà không được “miễn nghị”. Chẳng hạn như việc thiên triều bắt nước Nam của thần phải cống nạp người vàng để trả nợ Liễu Thăng chết cách đây hàng mấy trăm năm. Mãi đến bây giờ cũng chưa miễn nghị. Nay được lời thánh hoàng ban dạy, thần cũng xin gác lại ngày giỗ tổ để cùng vui với buổi khánh tiết này. Cúi xin thánh hoàng từ đây “miễn nghị” cho cái nợ Liễu Thăng, cho tình giao hảo hai nước khỏi bị những chuyện xa xôi kia làm bận bịu...
Vua Minh lúc này mới biết là mình bị mắc mưu, lời lẽ của sứ thần nhỏ nhẹ nhưng cương quyết, trước mặt bá quan và sứ giả các nước nên vua Minh đành phải gật đầu bãi bỏ lệ triều cống người vàng Liễu Thăng. Tuy vậy, cho đến đời nhà Thanh, vua Quang Trung mới bắt chúng xoá bỏ vĩnh viễn tục lệ này.
Lại nói về vua Minh, sau khi bị Giang Văn Minh làm bẽ mặt trước bá quan, Minh Tư Tông rắp tâm làm nhục vị sứ thần nước Nam. Vào một buổi triều kiến khác, vua Minh lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc. Đồng thời ra vế đối nhằm hạ nhục Giang Văn Minh và nước Nam, vế đối như sau:
“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”"
(Nghĩa là: Cột đồng đến nay rêu đã xanh)
Vế đối này có ý nhắc đến chuyện Mã Viện sau khi đánh thắng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã cho đúc trụ đồng và nói rằng “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (có nghĩa là cây đồng trụ mà đổ thì người Giao Chỉ cũng bị diệt)
Trước sự ngạo mạn của Sùng Trinh, Giang Văn Minh bình tĩnh trả lời vế đối bằng câu:
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
(Nghĩa là: Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ)
Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc dân tộc ta đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng. Nó được xem là một cú đánh thẳng vào mặt Minh Tư Tông trước mặt bá quan văn võ trong triều cùng tất cả sứ thần của các nước. Sùng Trinh vô cùng tức giận, bất chấp luật lệ bang giao, ông ta đã trút giận lên vị sứ thần bằng cách trả thù hèn hạ: cho lấy đường trám vào miệng và mắt ông, sau đó cho người mổ bụng để xem gan của Giang Văn Minh to đến đâu mà dám đối đáp như vậy. Thi hài của ông được ướp thủy ngân rồi đưa về nước, khi về đến kinh thành ông được vua Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu. Sau đó Giang Văn Minh được truy phong chức Công bộ tả thị lang, tước Vinh quận công và được ban tặng câu: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ). Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm. Hiện nay, nhà thờ ông được nhà nước ta xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Đi sứ là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và nguy hiểm, người được giao trọng trách phải hết sức thông minh và có đủ bản lĩnh mới không bị người khác lấy làm trò đùa. Giang Văn Minh đã giữ vững khí tiết và không để cho triều đình nhà Minh hạ nhục dân tộc mình dù ông phải trả giá bằng tính mạng của mình. Tinh thần dân tộc và sự hy sinh của ông thật đáng để người đời học tập và trân trọng.

lol! lol! lol!
Admin
Admin
Quốc Vương
Quốc Vương

Tổng số bài gửi : 109
Points : 5444
Reputation : 4
Join date : 10/11/2009
Age : 36
Đến từ : Bình Định

https://tuhaosuviet.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết