TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM

Go down

ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM Empty ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM

Bài gửi  nguoihoaico Mon Dec 28, 2009 6:58 pm

ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG: NỀN MÓNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
Ngày 16.5.1906, Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) chính thức được thành lập theo Nghị định số 1514a của toàn quyền Đông Dương Paul Beau. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự xác lập trên thực tế mô hình giáo dục đại học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. Bài viết giới thiệu về hoàn cảnh ra đời, tôn chỉ, mục đích và ý nghĩa lịch sử của Trường đại học này.
Bối cảnh
Paul Beau được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương ngày 1.7.1902, chính thức nhận chức ngày 15.10.1902 và chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 25.6.1908. Đây là một trong những viên toàn quyền có nhiệm kỳ cai trị liên tục lâu nhất (gần 6 năm) trong tất cả các viên toàn quyền Đông Dương kể từ năm 1887 đến năm 1945. Cho đến khi Paul Beau đến Đông Dương nhậm chức, nền giáo dục ở đây còn rất manh mún và được coi như một công việc có tính chất địa phương của từng xứ. Nhà trường truyền thống của người bản xứ (trường Nho giáo của người Việt Nam, trường Phật giáo của người Campuchia và người Lào) tồn tại song song với những ngôi trường kiểu mới theo mô hình châu Âu được thành lập rải rác trong các xứ. Một số trường dạy nghề có tính chất chuyên nghiệp đã được thành lập, như Trường Dạy nghề Hà Nội (Ecole professionelle de Hanoi) do Phòng Thương mại Hà Nội lập ra vào năm 1898, Trường Hậu bổ Hà Nội (Ecole d’Aministration de Hanoi) năm 1897, Trường Công chính (Ecole des Travaux Publics) năm 1902 và Trường Y khoa Đông Dương (Ecole de Médecine de l’Indochine) năm 1902...
Để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, người Pháp cũng lập ra một số cơ sở nghiên cứu khoa học như Viện Vi trùng học (tại Sài Gòn - 1891, Nha Trang - 1896 và Hà Nội - 1900), Sở Thú y (1897), Nha Khí tượng (1898), Viện Nghiên cứu Nông nghiệp và Kỹ nghệ Sài Gòn (1898), Sở Địa lý (1899), Sở Kiểm lâm (1901) và Trường Viễn Đông Bác Cổ (1898)... Nhưng các cơ sở nghiên cứu khoa học này hoạt động gần như hoàn toàn biệt lập với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp nói trên.
Tình trạng phân tán và kém phát triển như vậy của hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học ở thuộc địa không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc phát triển và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhất là trong bối cảnh quy mô của các ngành kinh tế, đặc biệt là khai thác mỏ, giao thông liên lạc, thương mại và bộ máy hành chính ngày càng được mở rộng. Nếu tất cả các viên chức đều phải huy động và tuyển dụng từ chính quốc thì đó sẽ là một gánh nặng to lớn cho ngân sách chính quyền thuộc địa Đông Dương (năm 1897, số viên chức người Pháp ở Đông Dương đã là 2.860 người; năm 1906, con số này tăng lên 4.390 người, gần bằng toàn bộ viên chức người Anh ở Ấn Độ lúc đó). Mặt khác, số viên chức từ Pháp sang vốn đã hoàn toàn xa lạ với tình hình thuộc địa lại chỉ có thể phục vụ một thời gian nhất định, vì thế hiệu quả thường không cao. Do vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho công cuộc thực dân hoá của người Pháp ở Đông Dương là một thực tiễn khách quan và cấp thiết.
Về phía nhân dân ta, vốn là một dân tộc có truyền thống hiếu học, nên nhu cầu được học tập luôn là một đòi hỏi thực tiễn. Trong bối cảnh đối diện với nguy cơ xâm thực của phương Tây, ngay từ giữa thế kỷ XIX các nhà cải cách, trong đó tiêu biểu nhất là Nguyễn Trường Tộ, đã nhận ra tính bất cập, lạc hậu của trường học Nho giáo và khẩn thiết đề nghị canh tân việc học, trong đó có việc du nhập cách học của phương Tây vào nước ta. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, do ảnh hưởng của trào lưu Tân thư, Tân báo dội vào từ các xu hướng cải cách ở Trung Quốc và Nhật Bản, các nhà Nho yêu nước như Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh càng ngày càng nhận rõ hơn tính chất lạc hậu, hạn chế của giáo dục Nho giáo, đồng thời càng kiên quyết, tích cực hơn trong cuộc vận động duy tân cách học, mà thực chất là học theo cách của Thái Tây. Cuối năm 1904, Duy tân hội được thành lập ở Quảng Nam do Phan Bội Châu lãnh đạo, và từ giữa năm 1905 đã bắt đầu vận động đưa thanh niên yêu nước bí mật sang Nhật Bản du học. Phong trào Đông Du phát triển mạnh mẽ (tới cuối năm 1908 đã có khoảng 200 sinh viên Việt Nam học tập ở Nhật). Ở trong nước, từ cuối 1905, một phong trào vận động lập trường học kiểu mới cũng đã dấy lên. Tới đầu năm 1906, ba ngôi trường đầu tiên đã được các Nho sĩ cấp tiến lập ra ở Quảng Nam. Ngày 15.8.1906, Phan Chu Trinh gửi cho đích danh toàn quyền Paul Beau một bức thư ngỏ, thúc giục người Pháp thi hành một loạt biện pháp cải cách, kể cả cải cách giáo dục. Tuy Paul Beau và chính quyền thuộc địa đã phớt lờ các đề nghị của Phan Chu Trinh, nhưng chắc chắn nhu cầu học tập của dân chúng bản xứ, ngay cả khi việc học trở thành một hình thức, một bộ phận của phong trào yêu nước, cũng vẫn là một căn cứ thực tiễn khiến cho ông ta và cộng sự kiên quyết hơn trong việc xúc tiến chương trình cải cách giáo dục ở Đông Dương.
Sự ra đời và những thăng trầm
Động thái đầu tiên của chương trình cải cách giáo dục ở Đông Dương của Paul Beau là lập ra Nha Học chính Đông Dương (l’Instruction Publique de l’Indo-Chine) vào cuối năm 1903 do Henri Gourdon làm Tổng giám đốc, với nhiệm vụ là “...đưa ra một sự xung động toàn thể về sự nghiệp giáo dục trong toàn xứ Đông Dương”. Trong năm 1904, một số nghị định đã được ký, quy định những nét lớn nhằm thống nhất tổ chức nền giáo dục bản xứ thành hai bậc: Giáo dục tiểu học (enseignement primaire) và giáo dục bổ túc (enseignement complémentaire). Ngày 9.3.1906, Paul Beau lại ký tiếp một nghị định về việc thành lập Hội đồng Hoàn thiện giáo dục bản xứ (Conseil de Perfectionnement de l’ Enseignement Indigène) nhằm phác thảo ra một chương trình giáo dục hoàn bị ở thuộc địa. Đầu tháng 5.1906, Hội đồng này đã trình để Paul Beau ký ban hành nguyên tắc tổ chức và chương trình giáo dục phổ thông ba cấp ở Đông Dương.
Một nhiệm vụ quan trọng khác của Hội đồng Hoàn thiện giáo dục bản xứ là nghiên cứu “những điều kiện để thành lập và hoạt động của một trường đại học gồm các môn giảng dạy ở bậc đại học dành cho người bản xứ và người châu Á”. Trong phiên họp thứ nhất của Hội đồng ngày 11.4.1906, Paul Beau đã phát biểu và nhấn mạnh rằng: “...có thể khẳng định rằng, chúng ta đang có tại chỗ, ở Sài Gòn và Hà Nội, tất cả những yếu tố cần thiết để thành lập ở Đông Dương một hoặc vài trung tâm giảng dạy bậc đại học bản xứ có khả năng cạnh tranh với tất cả những ai có thể thành lập ở chỗ khác những trung tâm như thế...”.
Sau nhiều cuộc thảo luận, đầu tháng 5.1906, Hội đồng này đã trình toàn quyền Beau một bản báo cáo về dự án thành lập trường đại học, trong đó chỉ rõ tôn chỉ và sứ mệnh của nhà trường: “Trường đại học sẽ là một trung tâm giáo dục bậc đại học, đỉnh cao học vấn ở Đông Dương của những người được chúng ta bảo hộ... Không muốn sao chép thể chế và chương trình của các trường đại học tại Pháp, Đại học Đông Dương (ĐHĐD), trong khi đáp ứng các nhu cầu kinh tế và hành chính của thuộc địa trong các ban kỹ thuật, sẽ cố gắng hướng dẫn tinh thần khoa học, phương pháp học tập và nghiên cứu hiện đại cho những người xuất sắc trong số những người được chúng ta bảo hộ và những người châu Á ở các nước láng giềng. Trường đại học sẽ cố gắng tạo nên ở Đông Dương một trung tâm văn hoá Âu châu, như vậy sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển tri thức của những người dân được chúng ta bảo hộ và tăng cường ảnh hưởng của nước chúng ta tại Viễn Đông”.
Theo đề nghị của Hội đồng, ngày 16.5.1906 toàn quyền Paul Beau đã ký Nghị định 1514a về việc thành lập ĐHĐD: “Nay thành lập ở Đông Dương, với danh xưng trường Đại học (université) một tập hợp các khoá đào tạo bậc đại học cho các sinh viên xứ thuộc địa và các nước láng giềng”. Sứ mệnh của ĐHĐD cũng được quy định trong Điều 1 của Nghị định này: “Cơ sở đào tạo này có nhiệm vụ phổ biến ở Viễn Đông, chủ yếu là thông qua tiếng Pháp, những kiến thức và phương pháp châu Âu”. Cũng theo Nghị định 1514a, ĐHĐD phải gắn kết hoạt động với các viện nghiên cứu đã hoặc sẽ được thành lập tại Đông Dương, nhưng không được ảnh hưởng tới quyền tự trị của nhà trường. Về quản lý, ĐHĐD được đặt trực tiếp dưới quyền của toàn quyền Đông Dương và do một Hội đồng quản trị điều hành. Hội đồng này do viên Tổng Giám đốc Nha Học chính làm Chủ toạ. Nguồn tài chính của nhà trường do ngân sách của Chính quyền Liên bang và địa phương cung cấp. Về cơ cấu tổ chức, ĐHĐD gồm có 5 trường thành viên, trong đó có một số trường hoặc khoa đã được thành lập từ trước đó, một số trường hoặc khoa được thành lập hoàn toàn mới. 5 trường thành viên đó là: Trường Cao đẳng Luật và Hành chính, Trường Cao đẳng Khoa học (gồm các ngành toán, vật lý, hoá học và sinh vật), Trường Cao đẳng Y khoa, Trường Cao đẳng Xây dựng và Trường Cao đẳng Văn chương (dạy các môn ngôn ngữ và văn học cổ phương Đông, lịch sử và địa lý các nước Viễn Đông, Pháp, lịch sử triết học và nghệ thuật...).
Như vậy, về nguyên tắc, ĐHĐD đã được thành lập, nhưng trên thực tế để khoá học đầu tiên có thể khai giảng thì còn khá nhiều việc phải làm. Ngày 8.5.1907, Paul Beau ký tiếp một nghị định điều chỉnh cơ chế quản lý, trao quyền chỉ đạo nhà trường cho đích danh Tổng Giám đốc Nha Học chính Đông Dương; đồng thời, một Hội đồng hoàn thiện Trường Đại học cũng được thành lập thay thế cho Hội đồng quản trị. Hội đồng mới này do Tổng Giám đốc Nha Học chính (Henri Gourdon) làm chủ tịch. Phó Chủ tịch là Quyền Giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ (E. Maitre). Tiếp đó, một số nghị định khác của toàn quyền Đông Dương đã quy định cụ thể về các môn học, chương trình giảng dạy, quy chế tuyển sinh và bổ nhiệm giáo viên phụ trách cho từng môn học. Lúc đầu, tất cả các giáo viên phụ trách môn học đều là người Pháp, nhiều người trong số đó là cán bộ kiêm nhiệm, đang giữ các chức vụ trong bộ máy chính quyền hoặc quân đội thuộc địa. Cũng có một số môn học do các nhà chuyên môn thực thụ, thậm chí là nhà khoa học nổi tiếng phụ trách, chẳng hạn, môn Lịch sử Đông Dương và Viễn Đông do Maybon, một học giả nổi tiếng phụ trách, môn Vật lý do Audhuy, trung uý quân y, nguyên là cán bộ của Trường Y ở Bordeaux sang phụ trách, môn Động vật học, thực vật học do Eberhardt, tiến sĩ, nguyên cán bộ của Đại học Paris sang phụ trách…
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 10.11.1907, lễ khánh thành ĐHĐD được tổ chức tại Phủ Toàn quyền cũ nằm trong khu nhượng địa (nay là khu Bệnh viện Quân y 108). Vài tuần sau, năm học mới bắt đầu với tổng số sinh viên là 193 người, chủ yếu là người Việt Nam (gồm có 94 sinh viên mới, 62 sinh viên dự thính và 37 sinh viên năm thứ nhất của Trường Cao đẳng Y khoa). Vì giáo viên chủ yếu là công chức kiêm nhiệm hoặc là cán bộ của các cơ sở nghiên cứu khác nên các lớp học đều tổ chức vào buổi tối, từ 17 đến 22 giờ.
Ngày 17.2.1908, toàn quyền Paul Beau lại ký Nghị định số 578 bổ nhiệm Henri Russier, Tổng thư ký của Nha Học chính làm Thư ký phụ trách ĐHĐD. Đây là chức danh quản lý cao nhất trực tiếp phụ trách nhà trường. Tháng 6.1908, một thư viện riêng với khoảng 1.000 đầu sách và một số phòng thí nghiệm cũng đã được thành lập.
Năm học thứ nhất tuy số sinh viên giảm mạnh trong quá trình học, chủ yếu do tiếng Pháp và vốn kiến thức nền còn yếu, chưa đủ để tiếp thu bài giảng, nhưng cuối năm thứ nhất đó đã có 41 sinh viên đủ điều kiện lên lớp để học năm thứ hai. 39 sinh viên mới cũng được tuyển chính thức cho năm học tiếp theo.
Kỳ nghỉ hè đầu tiên của sinh viên và giáo viên ĐHĐD bắt đầu vào ngày 15.6.1908. Tuy nhiên, kỳ nghỉ này đã kéo dài tới… 9 năm. ĐHĐD đột nhiên ngừng hoạt động. Không có quyết định chính thức nào của chính quyền thuộc địa và cũng không có lời giải thích nào của nhà trường được đưa ra. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn tới việc đóng cửa của ĐHĐD ngay sau năm học đầu tiên, nhưng có lẽ sức ép từ phe thực dân bảo thủ ở chính quốc và ở thuộc địa là lý do quan trọng nhất. Ngay khi Paul Beau vừa khởi động cuộc cải cách giáo dục và xúc tiến việc thành lập một trường đại học ở Đông Dương, phái thực dân bảo thủ đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch này, coi đó là “...một sai lầm tày trời”. Vin vào cớ số sinh viên năm thứ nhất của ĐHĐD bị giảm mạnh trong quá trình học tập, một số người đã công kích việc làm của Paul Beau là quá nóng vội, là “đặt bò trước bánh xe”.
Khi nhà trường vừa bắt đầu vào hoạt động thì cũng chính là thời điểm các xu hướng mới của phong trào yêu nước Việt Nam đạt tới đỉnh cao. Bên cạnh phong trào Đông Du, phong trào Đông kinh nghĩa thục và Duy tân cũng phát triển mạnh mẽ vào cuối năm 1907, đầu năm 1908, cho dù Trường Đông Kinh nghĩa thục bị đóng cửa từ tháng 12.1907. Từ tháng 2 đến 4.1908, đã nổ ra phong trào nông dân biểu tình sôi sục ở Quảng Nam và một số tỉnh miền Trung đòi “xin xâu, hoãn thuế”. Phái thực dân bảo thủ càng có thêm lý do để công kích mạnh mẽ chính sách cải cách của Paul Beau. Ngày 25.6.1908, Paul Beau nhận được quyết định từ Paris chấm dứt nhiệm kỳ và ngay ngày hôm sau, Klobukowski, một phần tử thuộc phái bảo thủ, được bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Dương. Cùng với việc trấn áp thẳng tay phong trào yêu nước của nhân dân ta, Klobukowski cũng lặng lẽ tiến hành các biện pháp để bóp chết ĐHĐD. Trong ngân sách thuộc địa năm 1909, không hề có mục chi nào dành cho trường đại học này nữa. Thậm chí một số cơ sở vật chất của trường cũng bị lặng lẽ thuyên chuyển cho các cơ quan khác.
Sau Thế chiến lần thứ nhất, Albert Sarraut được bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Dương lần thứ hai và quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai ở Đông Dương. Ngày 21.12.1917, Sarraut ký Nghị định ban hành Học chính Tổng quy (Règlement général de l’Instruction publique), trong đó có việc quyết định “thành lập” ĐHĐD trên cơ sở tập hợp các trường cao đẳng thành viên lại. Thực tế là trong nhiệm kỳ toàn quyền Đông Dương lần thứ nhất (1911-1914), A. Sarraut đã từng cho sử dụng lại tên gọi ĐHĐD vào năm 1912 và ngay năm sau, ông ta đã ký nghị định “thành lập” Trường Cao đẳng Y khoa và Dược khoa Đông Dương (trên cơ sở Trường Cao đẳng Y khoa được thành lập từ năm 1902). Sau 9 năm, trường đại học duy nhất ở Đông Dương lại được hồi sinh và lần này nó mở cửa liên tục cho tới năm 1945.
Ý nghĩa lịch sử
Cho dù ra đời và chỉ hoạt động được một năm, nhưng ĐHĐD do Paul Beau ký Nghị định thành lập vào ngày 16.5.1906 đã thực sự xác lập một mô hình, một nhà trường đại học hiện đại đầu tiên ở xứ thuộc địa Đông Dương. Sau này, khi A. Sarraut “thành lập” lại thì cũng không làm gì khác hơn là khôi phục đúng nguyên mẫu mô hình đã được xác lập từ thời Paul Beau. Nhiều nhân viên và giáo viên cũ của nhà trường lại tiếp tục được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý và chuyên môn. Có khác chăng là ngoài 5 trường thành viên như trước đây, một loạt các trường cao đẳng thành viên khác được thành lập rải rác trong các năm trước và sau năm 1917. Điều cần lưu ý là ngay cả trong thời gian ĐHĐD tạm thời đóng cửa, một số trường thành viên của nó như Trường Cao đẳng Y khoa, Trường Cao đẳng Luật và Hành chính vẫn đào tạo liên tục. Riêng Trường Cao đẳng Y khoa cho tới năm 1914 đã đào tạo được 237 y sĩ, y tá và nữ hộ sinh.
Như vậy, thực chất của việc “thành lập” ĐHĐD của Albert Sarraut vào năm 1917 là tiếp tục khẳng định mô hình và nguyên tắc hoạt động của ngôi trường đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1906-1908. Việc ĐHĐD phải tạm ngừng hoạt động trong một thời gian khá dài là do tác động của một số yếu tố khách quan, và điều đó hoàn toàn không có nghĩa là mô hình và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của nó bị phủ nhận.
100 năm đã trôi qua kể từ ngày ĐHĐD được thành lập, trải qua nhiều biến cố lịch sử lớn lao, mô hình trường đại học hiện đại đa ngành, đa lĩnh vực với sứ mệnh “...hướng dẫn tinh thần khoa học và phương pháp học tập, nghiên cứu hiện đại” tiếp tục được khẳng định. Cùng với sự hồi sinh và phát triển của dân tộc ta, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, với sự ra đời của Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945), Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956) và Đại học Quốc gia Hà Nội (1993); mô hình đại học đó càng được tiếp tục khẳng định và nâng lên những tầm cao mới, đóng góp ngày càng to lớn hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
nguoihoaico
nguoihoaico
Tri Huyện
Tri Huyện

Tổng số bài gửi : 162
Points : 5753
Reputation : 3
Join date : 14/11/2009
Age : 38
Đến từ : LONG AN

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết