TỰ HÀO SỬ VIỆT


Join the forum, it's quick and easy

TỰ HÀO SỬ VIỆT
TỰ HÀO SỬ VIỆT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» HELLO MOI NGUOI OI
hậu hán thư EmptyFri Dec 20, 2013 9:24 am by lệ viên

» CHIẾN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
hậu hán thư EmptyThu Nov 07, 2013 6:44 pm by nguoihoaico

» ai da cuoi chong
hậu hán thư EmptySat Sep 21, 2013 5:52 pm by vtruong2003

» NĂM MẠC CỬU VỀ HÀ TIÊN
hậu hán thư EmptyThu Feb 28, 2013 8:59 am by anhoa

» thông tin của lớp
hậu hán thư EmptySun Jan 27, 2013 9:49 pm by Vũ Ngọc

» forum bị lãng quên
hậu hán thư EmptyWed Dec 05, 2012 11:15 am by Vũ Ngọc

» ẢNH CƯỚI NGỌC BÍCH
hậu hán thư EmptyMon May 21, 2012 7:33 pm by haflee

» ngày mai trong đám xuân xanh ấy có kẻ theo chong bỏ cuộc chơi
hậu hán thư EmptyWed May 16, 2012 3:12 pm by traitimphale

» một hành trang - một ước mơ
hậu hán thư EmptyMon Apr 02, 2012 7:46 pm by thanglonghoaico1010

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 64 người, vào ngày Fri Feb 02, 2024 2:31 am
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


hậu hán thư

Go down

hậu hán thư Empty hậu hán thư

Bài gửi  bích cai hạ Mon Jun 13, 2011 12:23 pm

Hậu hán thư gồm bản kỉ 10 quyển, liệt truyện 80 quyển do phạm việp范曄 soạn.
Phạm việp tự là úy tông, người ở thuận dương triều tống_nam triều, sinh vào năm long an thứ 2_tấn an đế ( công nguyên năm 398 ). Là cháu của phạm ninh làm thái thú dự chương đời tấn, là con thứ của phạm tần làm thị trung triều tống, nhân đấy việp được kế cấp đường bá phạm hoằng chi, tập phong võ hưng huyện hầu, làm tham quân cho lưu nghĩa khang ở bành thành, rồi làm đến thượng thư lại bộ lang. tống văn đế năm nguyên gia nguyên niên ( công nguyên năm 424 ) vì làm phật lòng lưu nghĩa khang nên chuyển về làm thái thú tuyên thành, hậu hán thư được việp biên tả sau thời gian này. Sau lại được thăng quan đến tả vệ tướng quân, thái tử chiêm sự. nguyên gia năm 22 ( công nguyên năm 445 ) có người mật phát cáo khổng hy tiên cùng đồng đảng mưu lập lưu nghĩa khang nên việp cũng bị khép tội mưu phản bị xử tử hình.
Từ phạm việp trở về trước không thiếu người dụng thể kỉ truyện biên soạn lịch sử triều hậu hán. Trừ đông quan hán kỉ là bộ sử có tính chất sử quán thì tư nhân cũng có nhiều người biên lục, theo tùy thư kinh tịch chí thì có tạ thừa người triều ngô đời tam quốc làm hậu hán thư, tiết oánh đời tấn làm hậu hán kí, tư mã bưu đời tấn làm tục hán thư, hoa kiệu đời tấn làm hậu hán thư, tạ thẩm đời tấn làm hậu hán thư, trương oánh đời tấn làm hậu hán nam kí, viên sơn tùng đời tấn làm hậu hán thư. Phạm việp lấy đông quan hán kí làm tư liệu chủ yếu để sao soạn, lại tham khảo trứ tác của các nhà, việp tự mình định thể lệ, khảo dị đính chính các điều lầm lẫn, sang định bổ lược tư liệu mà soạn thành hậu hán thư. Vì việp chọn lấy sự tinh túy của các nhà đi trước nên sử của việp là bộ tối ưu cho thời hậu hán. Do vậy hậu hán thư được xếp vào [ chính sử ], được hợp xưng là [ tứ sử ] cùng với sử kí, hán thư, và tam quốc chí.
Khi biên định hậu hán thư, phạm việp định làm thập kỉ, thập chí, bát thập liệt truyện hợp thành 100 quyển để tương xứng vơi hán thư. nhưng khi thập chí chưa thành thì phạm việp đã bị sát hại. nên hiện tại 8 chí gồm luật lịch, lễ nghi, tế tự, thiên văn, ngũ hành, quận quốc, bách quan, dư phục của hậu hán thư là do người đời sau dùng tục hán thư của tư mã bưu mà bổ định.
Thư Phạm việp không có dạng bài tự như thái sử công tự tự của sử kí, tự truyện của hán thư, đủ hợp thành một bài tựa. Tại ngục trung, phạm việp có viết một bức thư bài tỏ sự trị học của bản thân nhưng đó chưa có thể xem như là một qui lệ bản thân khi viết hậu hán thư, nó chỉ có tính chất như một bức thư chứ không phải tính chất của một bài tựa, nhưng bản võ anh điện lại xem là một bài tựa, phụ khắc toàn bộ ở cuối thư với tiêu đề自 序, hiện tại chúng tôi cải chính, ghi lại tiêu đề là 獄中與諸甥姪書 phụ ở mặt sau.
Người chú phạm thư sớm nhất là lưu chiêu 劉 昭, nhân vì phạm thư thiếu mất phần chí nên lưu chiêu dùng tám thiên chí trong tục hán thư của tư mã bưu ( giản xưng là tục chí) phân làm 30 quyển tiến hành công tác chú bổ, phần chú của lưu chiêu gồm cả phạm thư lẫn chú phần chí của tư mã bưu vừa bổ sung. phần chú này đa phần đã tản mất, hiện tại chỉ còn dưới tám thiên chí ( phần hạ của thiên văn chí cùng bốn quyển ngũ hành chí của phần chú cũng đã mất). lương thư_ lưu chiêu truyện nói [ [chiêu] làm tập hậu hán dị đồng, lấy đó mà chú phạm thư], do vậy có thể thấy sự trùng hợp phần nào với chuyện bùi tùng chi chú tam quốc chí, chiêu bổ sung sử thực mà lược bỏ phần huấn cổ văn tự. phần chú của lưu chiêu được thấy phần nào qua tám thiên chí.
Người kế tục chú phạm thư là chương hoài thái tử lý hiển đời đường. hiền chú trọng huấn cổ nên có sự khác biệt với lưu chiêu. Theo vương tiên khiêm thì phần chú của hậu hán thư không như phần chú hán thư của nhan sư cổ, [ phần chú hậu hán thư] không do tay một người làm ra, do vậy không thiếu điều khuyết lậu. thực tế là từ khi [ lý hiển] được lập làm thái tử về sau, lý hiển và bọn trương đại an cùng nhau chú hậu hán thư, đến lúc bị phế làm thứ dân công tác chú thư trước sau chỉ có sáu năm nên không thể có đủ thời gian hiệu đính giải bỏ các điều khuyết lậu. khi chúng ta xem xét toàn bộ phần chú, như phần chú nam hung nô truyện thì không thiếu điều sai lầm, thậm chí không thể đọc, thể lệ và văn tự thì trước sau bất đồng, điều đó chứng tỏ không phải do tay một người làm ra, nhất định do người đời sau bổ chú.
Tống thái tông niên hiệu thuần hóa thứ 5 ( công nguyên năm 994 ) bắt đầu khắc bản, đến chân tông niên hiệu cảnh đức thứ 2 ( công nguyên năm 1005 ) hiệu đính bổn thư cùng tục chí. Đến chân tông càn hưng nguyên niên ( công nguyên 1022 ), tôn bách kiến nghị đem 30 quyển tục chí của lưu chiêu ( xét tôn bách ngộ nhận 30 quyển tục chí là do lưu chiêu bổ tác.) hợp khắc bổ khuyết. kiến nghị được chấp nhận, từ đó về sau công việc khắc bản phạm thư luôn đính kèm tục chí ở phía sau, bổn mao thi cấp cổ các phân quyển theo lệ này. Bản minh giám thì đem tục chí hợp khắc sau phần kỉ, trước phần truyện, bỏ tên tư mã bưu cũng như cải “ chú bổ” của lưu chiêu thành “ bổ bính chú ”. bản võ anh điện lại khắc theo bảm minh giám. Từ đó đến nay nhiều người ngộ nhận tám thiên chí là do lưu chiêu bổ tác lẫn chú thích.
Bản bắc tống lưu truyền đến hiện nay chỉ còn độ một ít, người đời thanh là hà trác, huệ đống, tiền thái cùng nhau kiểm hiệu bản thư. bản thương vụ ấn thư quán là bản tương đối hoàn chỉnh, chính là bản thiệu hưng đời nam tống ( nguyên bản cũng khuyết năm quyển, thương vụ ấn thư quán sử dụng các biệt bản khác phối bổ vào.) chúng tôi dùng bản thiệu hưng thế truyền làm bản so sánh với các bản khác, phát hiện đa phần các bản điều có nhiều ngộ nhận duy bản thiệu hưng thì không, do vậy chúng tôi dùng bản thiệu hưng làm bản cơ bản.
Khi tiến hành hiệu điểm chúng tôi dùng bản cấp cổ các và bản võ anh điện đối chiếu với bản thiệu hưng. Tất nhiên là chúng tôi dùng bản thiệu hưng làm bản chính, phàm bản thiệu hưng không ngộ nhận mà bản cấp cổ các và võ anh điện ngộ nhận thì chúng tôi không cần ghi hiệu kí ( kí hiệu riêng của người san định cần giảng rõ ). Dị văn giữa các bản khi không có khả năng đoán định thì ghi hiệu kí “ mỗ bản tác mỗ” ( bản này viết là vầy), lệ này không áp dụng cho dị văn giữa các bản mà chúng tôi đã tham khảo thành quả nghiên cứu của tiền nhân. Người đời tống là lưu bàn làm bốn quyển “ đông hán thư san ngộ” nêu lên những điều sai lầm của phạm thư ( phạm việp ), phàm các thuyết của họ lưu có thể dùng thì chúng tôi đem vào phần “ hiệu khám kí” ( tựa như chú thích) ( đông hán thư san ngộ của họ lưu được điện bản phụ sau phần chú văn, nhưng sự trích lục không toàn vẹn do vậy cũng không thiếu điều lầm lẫn. chúng tôi khi trích lục thư họ lưu thì theo sử tịch nghiệp san của trung hoa thư thư cục, bản này vốn căn cứ vào bản thần hàn lâu nghiệp thư ). Vương tiên khiêm làm tập giải, hoàng sơn làm hiệu bổ là hai tác phẩm hiệu thích chuẩn mực của tiền nhân, chúng tôi sử dụng ý kiến của họ trong quá trình hiệu đính, khi các điểm cần làm rõ chúng tôi ghi “ tập giải dẫn mỗ mỗ thuyết” ( tập giải dẫn theo thuyết này thì vầy ), “ hiệu bỗ dẫn mỗ mỗ thuyết” ( hiệu bổ dẫn theo thuyết này thì vầy ). Tuy vậy chúng tôi cũng thận trọng khi nêu lên hiệu kí, phàm nếu tiền nhân dẫn theo thông giám hay ngự lãm thì chúng tôi điều tra tận nguyên thư. các phần nghi ngờ là sai lầm mà tiền nhân bỏ sót thì chúng tôi cũng cố tra khảo kiểm chứng, ghi vào phần hiệu khám kí. Thành quả nghiên cứu của tiền nhân mà tập giải còn di lậu chưa kịp chỉnh sửa hoặc không kịp thì chúng tôi cũng thích yếu vào hiệu khám kí, ghi là “ mỗ nhân đích ý kiến” ( ý kiến của người này là vầy ). Học giả gần đây là trương sâm giai hiệu khám thập thất sử, các phần hiệu khám kí chứa đựng nhiều điều khả dụng, nguyên cảo tàng trữ tại nam kinh đồ thư quán, chúng tôi sử dụng phần có liên quan đến hậu hán thư nhập vào phần hiệu khám kí của bản thư, ghi là “ trương sâm giai hiệu khám kí”.
Bản thiệu hưng tuy là bản tối ưu nhưng không phải là không thiếu điều ngộ lẫn về văn tự, chúng tôi sử dụng các biệt bản mà bổ khuyết, vấn đề không phải là ít. Khi chỉnh sửa các sai lầm về văn tự chúng tôi theo biệt bản mà không ghi hiệu kí. Khi tiến hành cải chính các chữ sai lầm, tăng bổ tự cú, chúng tôi tiến hành thận trọng.
Mục lục hậu hán thư giữa các bản không nhất nhất, chứa nhiều sai lầm. chúng tôi tiến hành kiểm tra, tham khảo các bản làm lại mục lục mới, phàm thấy dấu * thì đó là dấu hiệu mà các bản không có.
Khi tiến hành điểm hiệu chúng tôi tham khảo bản hà trác. Phạm vi hạn hẹp nên công tác hiệu điểm nhất định không thiếu các điều sai lầm mang tính địa phương, tỉ như lễ nghi chí, tế tự chí, dư phục chí ẩn chứa nhiều sai sót về điển chế, danh vật, việc đến nay vẫn còn nan giải hy vọng độc giả tùy thời chỉ chính, để cải chính cho lần tái bản sau.
Trong quá trình hiệu điểm trước sau do nhiều đồng chí góp ý gồm kim phi tử, mã tông hoắc, tôn dục đường. riêng đồng chí tôn dục đường lại độc lại từ đầu đến đuôi, cải chính không ít điều sai lầm. tiêu điểm luật lịch chí cùng thiên văn chí chúng tôi mời đồng chí tăng thứ lượng kiểm định. tiêu điểm lễ nghi chí, tế tự chí, dư phục chí thì mời đồng chí tôn nhân hòa chỉ chính. Xin chân thành cảm tạ.
Tống vân bân. Ngày 1 tháng 9 năm 1964.( bích cai hạ cẩn dịch. 13_06_2011)
(Tư mã bưu tự thiệu thống, tông thất của nhà tấn, trưởng tử của cao dương vương tư mã mục, mất ở năm cuối tấn huệ đế ( công nguyên 306 ). Trứ tác 83 quyển tục hán chí, theo tùy thư kinh tịch chí, cựu đường thư kinh tịch chí, tân đường thư nghệ văn chí điều kí tải. tống sử nghệ văn chí chỉ kí tải phần chú bổ hậu hán chí của lưu chiêu 30 quyển, không tải tục hán thư của tư mã bưu, do vậy có thể thấy tục hán thư đến triều tống chỉ còn tám thiên chí, còn các phần còn lại đã thất truyền.
Lưu chiêu tự lưu khanh, người ở cao đường đời lương. Thông gia với lâm châu vương tiêu hoành, trước sau nhậm chức diệm lệnh.
Lý hiển tự minh duẫn, con của đường cao tông, do võ hậu sinh. Thượng nguyên năm thứ 2 ( cn 674 ) lập làm hoàng thái tử. cùng trương đại an, lưu nạp ngôn,… chú thích hậu hán thư của phạm việp. vĩnh long nguyên niên ( cn 680 ) bị phế làm thứ dân, những người cùng chú hậu hán thư như trương đại an điều bị giáng chức, hoặc bị lưu đày. Quang trạch nguyên niên ( cn 684 ) võ hậu chấp chính, [ lý hiển ] bị bức tử. đường duệ tông ( cn 710 ) truy tên thụy là chương hoài thái tử.)
bích cai hạ
bích cai hạ
Chánh Tổng
Chánh Tổng

Tổng số bài gửi : 72
Points : 5459
Reputation : 5
Join date : 27/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết